Bếp lửa- Bằng Việt

Clothilde Beauvais

Đoạn thơ:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

'Một ngọn lửa,lòng bà luôn ủ sẵn (1)

Một ngọn lửa cháu niềm tin dai dẳng... (2)'

Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ trong 2 câu thơ (1) và (2)

Em xin cảm ơn ạ!!!

Nguyễn Công Tỉnh
5 tháng 4 2018 lúc 18:29

Cả 2 đều sử dụng điệp ngữ:

1)Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.

2)

"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..."

Điệp ngữ; Rồi, một ngọn lửa

Đứa cháu dù đi xa, vẫn không thể quên bếp lửa của bà, không quên tấm lòng thương yêu đùm bọc của bà. Bếp lửa ấy đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin, nâng bước cháu trên chặng đường dài. Kỳ diệu hơn, người cháu nhờ hiểu và yêu bà mà thêm hiểu nhân dân, dân tộc mình. Bếp lửa và bà đã trở thành biểu tượng cho hình ảnh quê hương xứ xở.

Bình luận (1)
Vy Phạm
5 tháng 9 2019 lúc 12:43

Cả hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp điệp ngữ để nhấn mạnh về tầm quan trọng của ngọn lửa. Ngoài ra, Bằng Việt còn sử dụng nghệ thuật ẩn dụ: Ngọn lửa chẳng những để chỉ đến nghĩa đen của nó, mà còn thể hiện tấm lòng yêu thương, niềm tin chiến thắng. Thông qua ngọn lửa, bà muốn truyền cho cháu niềm tin yêu chiến thắng, nhắc cháu nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ sống với bếp lửa, với bà, với mùi khói của chiến tranh bom đạn. Bà muốn truyền cho cháu ngọn lửa giữ gì những truyền thống yêu nước của quê hương dân tộc, những tháng năm hai bà cháu sông bên nhau, tuy đầy vất vả gian truân, nhưng đậm chất mộc mạc của đất nước chữ S và niềm hạnh phúc giản dị

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
đoàn gia phú
Xem chi tiết
Phạm Hưng
Xem chi tiết
Nguyễn Đức
Xem chi tiết
Lê Bảo Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Uyên
Xem chi tiết
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Băng Nguyệt
Xem chi tiết
Thành Nguyễn
Xem chi tiết
王俊凯
Xem chi tiết