Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lương Thị Lê Na Na

Đề số 1:

Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai giải nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Câu 1: Điền các dấu bị lược bỏ, nêu công dụng của nó.

Câu 2:

a, Xét cấu tạo ngữ pháp bài ca dao trên có mấy câu.

b, Hãy phân tích cấu trúc ngữ pháp và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép.

Câu 3: Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao trên.

Đề số 2:

Câu 1: Chiếc lá thường xuân được cụ Bơ- Men vẽ có phải là một kiệt tác không? Vì sao?

Câu 2: Phân tích cái hay cái đẹp của bốn câu thơ sau:

“ Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa

Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu

Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu

Nay Bác ngủ, chúng con canh giấc ngủ”

( Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!- Hải Nghi)

Câu 3: Tìm biện pháp tu từ trong câu thơ sau và nêu tác dụng:

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng

Đề số 3:

Câu 1: Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng nhân dịp Tết năm 1946, Bác Hồ viết:

“ Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”

Bằng sự hiểu biết của em hãy làm sáng rõ nhận định trên.

Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau:

“ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

Câu 3: Nhận xét về hai bài thơ “ Nhớ rừng” và “ Khi con tu hú”. Có ý kiến cho rằng:“ Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên tri thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau”

Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đề số 4:

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về bài ca dao sau:

“ Ngày ngày em đứng em trông

Trông non non ngất, trông sông sông dài

Trông mây mây kéo ngang trời

Trong trăng trăng khuyết, trông người người xa”

Câu 2: Có ý kiến cho rằng:“ Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, những trang viết của những nhà văn tài năng và tâm huyết đều thấm được tinh thần nhân đạo sâu sắc”

Qua các văn bản“ Lão Hạc”, “ Trong lòng mẹ”, “ Tức nước vỡ bờ” em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 3: Bài thơ“ Quê Hương” của Tế Hanh là bài thơ nói về tình yêu quê hương đất nước. Từ nhà thơ em hãy nêu cảm nhận của em về đất nước Việt Nam.

Chú ý:

Nêu nội dung và nghệ thuật của các bài thơ sau:“ Nhớ rừng”, “ Khi con tu hú”, “ Quê hương”, “ Tức cảnh Pác Pó”, “ Ngắm trăng”, “ Đi đường”.

Quỳnh Nhi
7 tháng 2 2018 lúc 20:34

Đề số 2:

Câu 1: Chiếc lá thường xuân được cụ Bơ- Men vẽ có phải là một kiệt tác không? Vì sao?

Chiếc lá cuối cùng được coi là một kiệt tác vì:
-Về hình thức:
+Nó đẹp và giống y như thật tới mức 2 họa sĩ cũng ko thể phát hiện ra đó là vẽ
-Về nội dung và ý nghĩa:
+Nó được hoàn thành trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt
+Cái giá của nó quá đắt vì để hoàn thành nó cụ Bơ-men đã phải đánh đổi bằng cả sự sống của mình
+Cụ đã vẽ nó ko chỉ bằng màu mực, bằng tâm huyết của người nghệ sĩ mà bằng cả tình yêu, lòng nhân đạo và đức hi sinh cao cả của mình
+Ý nghĩa, giá trị của nó vô cùng to lớn, nó đã lam hồi sinh niềm tin, hạnh phúc và khát khao sống tưởng như đã lụi tàn trong Giôn-xi, cứu sống Giôn-xi khỏi bàn tay của tử thần
=>Nó đã đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật và đáp ứng những yêu cầu khắt khe của nghệ thuật đó là nghệ thuật chân chính phải vì con người, phải mang trong mình chức năng sinh thành tái tạo, nó làm thức dậy niềm tin vào cuộc sống, mở đường cho những khát vọng, chắp cánh cho những ước mơ. Làm cho con người hạnh phúc và tin yêu hơn cuộc sống này
Vì vậy có thể nói : chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác - một kiệt tác màu xanh của niềm tin và hi vọng hồi sinh.

Câu 2: Phân tích cái hay cái đẹp của bốn câu thơ sau:

“ Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa

Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu

Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu

Nay Bác ngủ, chúng con canh giấc ngủ”

( Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!- Hải Nghi)

Hỏi đáp Ngữ văn

Câu 3: Tìm biện pháp tu từ trong câu thơ sau và nêu tác dụng:

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng

Sự đặc sắc của câu thơ thể hiển ở chỗ : Tiếng chim làm sáng cả khu rừng, chính là hình ảnh ẩn dụ cảm giác, tiếng chim làm gọi tất cả những sinh vật trong khu rừng tỉnh dậy, đánh thức mọi vật. Tiếng chim như một chiếc đồng hồ báo thức, làm cho vật đều tươi tỉnh như gặp được ánh sáng mặt trời. Mọi vật trong khu rừng đã tỉnh dậy, đó chính là ý sáng cả rừng.

Hoàng Trang
20 tháng 2 2018 lúc 11:50

tự lm đi đừng có dựa vào google quá nhiều lên lớp coi khéo chết đó na ạ

hs giỏi địa kiểu ni đây ko ngiêm túc tí mô cả


Các câu hỏi tương tự
Jatsumin
Xem chi tiết
blinkwannable
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Tuyết Như
Xem chi tiết
Ngu Văn Người
Xem chi tiết
thùy hà
Xem chi tiết
Vũ Thị Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Vy
Xem chi tiết
Ngu Văn Người
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Ánh Nguyên
Xem chi tiết