Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn trần minh

Đề 1 : Ca dao khẳng định " Anh em như thể chân tay/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần", tục ngư lại có câu " Chị ngã em nâng ". Em có suy nghĩ như thế nào về tình cảm ae trong gia đình

Đề 2 : Suy nghĩ của em về vấn đề đặt ra từ bài ca dao " Con người có tổ có tông, như cây có cội , như sông có nguồn "

Các bạn giúp mình vs, 12 tháng 6 mình nộp bài rồi.

Thiên Chỉ Hạc
6 tháng 6 2018 lúc 9:25

Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam , tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm , ngọt ngào trong những câu ca dao , dân ca . Bên cạnh những bài ca ca ngợi công cha , nghĩa mẹ , đạo làm con , ... còn có nhiều bài nói lên tình cảm gia đình như :

" Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần "

hay câu :

" Chị ngã em nâng "

Trong ca dao dân ca , lối so sánh vị vốn được sử dụng khá hiệu quả . Chân và tay là những bộ phận khá quan trong cơ thể con người , không thể tách rời . Thiếu chân hoặc tay thì con người sẽ không thể cử động .Chân với tay phối hợp với các bộ phận sẽ tạo lên vẻ đẹp hoàn chỉnh cho con người .

Cách nói rất hay lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng , lấy chân và tay để nói lên tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình , trong dòng họ .Anh em được sinh ra trong cùng một gia đình , cùng cha và mẹ và được nuôi dưỡng trong cùng một tổ ấm .

Gia đình , gia tộc của người Việt Nam xưa nay mang tính truyền thống bền vững trong cộng đồng làng xã ngàn năm . Nó phát triển qua quan hệ tình nghĩa giọt máu đào hơn ao nước lã , máu chảy ruột mềm .Tình cảm ấy thể hiện sâu sắc qua lễ , tết , ma chay , cưới hỏi ,...

Từ mối quan hệ gia đình , nhân dân ta nói đến nghĩa vụ của anh em đối với nhau , nghĩa vụ ấy phải được hành động bằng hành động cụ thể :

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Đùm bọc , do dân là thể hiện tình yêu thương nhau . Ca dao có hai vế đối nhau , mới về là cảnh đời khác nhau . Trong anh và em có thể có người giàu và người nghèo , kẻ sang vào kẻ hèn ,... Nhưng dẫu thế nào anh em vẫn phải dùm bọc lẫn nhau .

Ngoài tình cảm anh em dân gian ta còn ví von những tình cảm thân mật như tình cảm chị em chẳng hạn :

" Chị ngã em nâng "

Nghĩa đen của tục ngữ là một lời nói giản dị , chân thật đầy tình cảm . Là chị em trong gia đình , nếu chị vấp ngã thất bại , khó khăn thì em phải giúp đỡ chị đứng dậy . Nói rộng hơn , chỉ em là chỉ đồng bào , người trong xóm , địa phương ,... Như vậy câu tục ngữ nhằm nhắc nhở ta phải biết yêu thương , giúp đỡ lẫn nhau trong lúc hoạn nạn khó khăn .

Như vậy , hai câu tục ngữ trên là một lời khuyên đúng đắn dành cho những người chị , người anh ,... phải biết nhường nhịn nhau để cuộc sống gia đình đầm ấm , hạnh phúc

Thiên Chỉ Hạc
6 tháng 6 2018 lúc 8:44

mk lm từng đề một nhé

Cô bé bọ cạp
8 tháng 6 2018 lúc 11:04

Người Việt Nam chúng ta rất coi trọng tình cảm gia đình . Vì thế, trong kho tàng văn học dân gian đã có biết bao tiếng hát, lời ru, câu chuyện … khuyên nhủ mọi người hãy nâng niu, gìn giữ tình cảm cha con, anh em đầm ấm hạnh phúc . Một trong những lời khuyên đó là :

Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc khó khăn đỡ đần​


Câu ca dao đã so sánh tình anh em với một hình ảnh cụ thể và dễ hiểu để lời khuyên thấm vào lòng người . Ai chẳng biết tay, chân là những bộ phận trên cùng cơ thể con người . Tuy mỗi thứ có một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng luôn có mối liên hệ khăng khít, bổ sung, hỗ trợ cho nhau . Anh em trong gia đình cũng vậy . Tuy mỗi người là một cá thể độc lập nhưng đều cùng bố mẹ sinh ra, cùng sống dưới một mái nhà, cùng chơi, cùng học, cùng lớn lên . Anh em có quan hệ gắn bó một cách tự nhiên : Máu chảy ruột mềm , tay đứt ruột xót. Vì thế, anh em ruột thịt phải thương yêu, nâng đỡ nhau trên mỗi bước đường đời : Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần


Rách, lành tượng trưng cho những hoàn cảnh sống khác nhau . Rách là cảnh sống khó khăn, khổ sở ; còn lành là cảnh sống thuận lợi, sung túc . Hợp nghĩa lại, rách lành chỉ sự nghèo đói hay ấm no của con người trong cuộc đời. Nhưng đã là anh em thì đói khi no ,lúc đủ lúc thiếu …. Cũng phải quan tâm đến nhau, không nên so đo tính toán thiệt hơn . Hoàn cảnh sống có thể thay đổi nhưng tình anh em trước sau như một . Anh em là giọt máu sẻ đôi . Tình cảm anh em là tình cảm ruột rà cho nên sự đùm bọc lẫn nhau cũng là việc làm tự nhiên , tất yếu .



Đùm bọc có nghĩa là giúp đỡ , che chở , san sẻ cho nhau mọi nỗi buồn vui, mọi điều sướng khổ . Câu ca dao đã nêu lên một cách cư xử hợp lí , hợp tình trên nền tảng đạo đức là lòng nhân ái .

Quan tâm săn sóc lẫn nhau còn là trách nhiệm , bổn phận của mỗi người anh, người em trong gia đình . Sự tích trầu cau là câu chuyện xúc động về tình anh em thắm thiết . Hai anh em họ Cao mồ côi cha mẹ , cùng đến học ở nhà thầy đồ họ Lưu . Họ đã nhường nhau bát cháo duy nhất, khiến cô con gái thầy đồ cảm động, đem lòng yêu mến và thành vợ người anh . Thế rồi, chỉ vì một sự hiểu lầm mà người em xấu hổ phải ra đi . Anh thương em cũng bỏ nhà đi tìm … Tình nghĩa anh em sâu nặng đã khiến đất trời thương xót, biến anh thành cây cau, em thành hòn đá vôi, mãi mãi bên nhau trong tục ăn trầu của người Việt . Còn nhân vật người anh tham lam, độc ác trong truyện Cây khế đã bị người đời lên án và dành cho hắn một kết cục bi thảm là bỏ xác giữa biển khơi .

Bài học đạo đức từ câu ca dao trên có ý nghĩa sâu sắc , thấm thía . Ngày nay, bài học đó càng có ý nghĩa giáo dục to lớn hơn khi trong xã hội vẫn còn tồn tại không ít những cảnh tượng ngang trái, đau lòng, vì quyền lợi cá nhân ích kỷ mà người ta sẵn sàng dứt bỏ tình nghĩa anh em ruột thịt .


Các câu hỏi tương tự
nguyễn trần minh
Xem chi tiết
Ngu Văn Người
Xem chi tiết
Đăng Đào
Xem chi tiết
Thanh Trần
Xem chi tiết
Trà Ma
Xem chi tiết
Kii
Xem chi tiết
Huỳnh Xương Hưng
Xem chi tiết
Ngu Văn Người
Xem chi tiết
Ngu Văn Người
Xem chi tiết