Mỗi dòng thơ đều phảng phất hơi xuân, đều thấm đượm cái đẹp của tâm hồn thi sĩ. Mùa xuân bắt đầu từ cái nắng mới lạ thường:
"Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí bóng xuân sang".
Đúng là nắng xuân, chẳng phải tia nắng, hạt nắng, chẳng phải giọt nắng mà là "làn nắng". Chữ "làn" như gợi một hơi thở nhẹ nhàng, nắng như mỏng tang, mềm mại trải đều trong thơ và trong không gian. Làn nắng lại "ửng" lên trong "khói mơ tan". Cảnh sắc nhẹ nhàng, đẹp dân dã mà huyền diệu. Sương khói quyện với nắng; cái "ửng" của nắng được tôn lên trong làn khói mơ màng đang "tan" ấy. Ngòi bút thi sĩ vẫn hướng đến một nét thơ truyền thống, cổ điển, cảnh như có hồn, như có tình chan chứa. Trân trọng đón lấy cái nắng mới tinh khiết ấy là "Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng'!. Sự hô ứng trong vần thơ tạo ra một cảm xúc ấm áp, cảnh vật cân xứng hài hòa, đầy thơ mộng. Vài nét chấm phá đơn sơ mà tinh tế gợi cảm, dung dị mà đáng yêu. Chỉ có "đôi mái nhà tranh" hiện lên trong "làn nắng ửng" nhưng vẫn gợi lên một sức sống đang lay động, dân dã bình yên rất thân thuộc với mọi người. Nắng như đang rắc lên "đôi mái nhà tranh" chút sắc xuân và hương xuân
Sột soạt gió trêu tà áo biếc". Cái âm thanh của gió "trêu" tà áo và cái gam màu "biếc" của, lá ây là cái tình xuân. Một chữ "trêu" đáng yêu quá, thân thương quá, có gì như mang hương sắc đồng quê từ những câu ca dao, hát ghẹo tình tứ thuở nào cứ ngân nga mãi trong lòng ta... Gió cũng chọn áo mà "trêu", phải chọn áo biếc mới thật thơ, thật đẹp. Mùa xuân là như thế, "chín" là như thế!
Từ cụ thể, từ làn nắng, từ mái nhà tranh, từ gió rồi mới khái quát: "Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang". Câu thơ có một sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương đón “bóng xuân sang", cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc. Bên giàn thiên lí, mùa xuân đã sang. Mùa xuân nhẹ nhàng bước... như có thể cầm được, có thể ngắm được ngay trước mắt mỗi chúng ta.☘
"Mùa xuân chín " được rút ra từ trong thơ điên của Hàn Mặc Tử (đề mục Hương Thơm). Trong Thi nhân Việt Nam , Hoài Thanh có nhận xét bao quát về mảng Hương Thơm này như sau: "Ta bắt đầu bước vào một nơi ánh trăng, ánh nắng, tình yêu và cả người yêu đều như muốn biến ra hương khói". Nhưng đã xem Mùa Xuân Chín ta thấy chẳng những thơ không điên, lòng thi nhân thanh tao, cõi hồn siêu thoát, tựa thể ông đang ngồi thụ cảnh thiên thai của bậc khách tiên sa. Mạch thơ cũng tách bạch ra khỏi hẳn cõi sao trăng, ảo tình sương khói ấy:
Trong làn nắng ửng khói mơ tanĐôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Đây hẳn là những mái nhà đã được lợp bằng rạ vẫn còn mới ở thôn quê, bởi những sắc màu của rơm rạ còn ánh lên lấm tấm vàng, dưới làn nắng sớm ban mai. Cảnh thơ như bức gấm thêu, đây đó vấn vương vài làn sương mỏng. Toát lên tấm tình của thi nhân với nơi thôn dã rất thân thiết. Đến hai câu sau đó:
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang
"...tà áo biếc" ở đây để chỉ cái dáng xanh mềm mại của giàn thiên lý, khi gió thổi qua giàn mới phát ra tiếng kêu "sột soạt". Nếu gió thổi ngoài trời: nhẹ thì hiu hiu, vi vút... gió to sẽ rít lên ào... ào...
#Cô Nguyễn Thu Hương
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được Hàn Mặc Tử miêu tả rất tinh tế, đặc sắc. Trước hết, mùa xuân hiện lên với làn nắng ửng. Nắng ửng không phải là nắng gay gắt chói chang của mùa hè, cũng không phải là cái nắng hanh hao nứt nẻ khô gầy của mùa đông mà đó là cái nắng mới, nắng mang theo sức sống. "Nắng ửng" vừa gợi ra cái trẻ trung phơi phới, gợi ra đôi má ửng hồng của người thiếu nữ, lại vừa gợi ra sự dịu nhẹ, trong trẻo của màu nắng. Bên cạnh sắc nắng vàng dịu nhẹ đầy sức sống đó là sắc vàng của những nếp nhà. Đó là màu vàng của những nếp nhà mà mái được lớp bằng rơm rạ. Ta hiểu đó là bức tranh thiên nhiên của xuân của một miền quê nào đó. Trong câu thứ ba, nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với phép nhân hóa đã cho thấy được những thanh âm và sự sinh động của mùa xuân. "Gió" mà lại biết "trêu". "Tà áo biếc" ở đây là gì? Đó có thể là tà áo dài của người thiếu nữ du xuân hay đó cũng có thể là "chiếc áo" của thiên nhiên mùa xuân. Thiên nhiên đất trời khi vào xuân không còn màu u ám ảm đạm nữa mà như khoác trên mình màu áo mới, đầy sức sống. "Sột soạt" là từ láy gợi ra những âm thanh tươi vui. Thiên nhiên và con người hiện ra gợi tả và gợi tình. Nghệ thuật nhân hóa ở câu cuối đã cho thấy sự quan sát và hồn thơ tinh tế của Hàn Mặc Tử khi có thể nhìn ra được bước đi của mùa xuân. Nếu như Hữu Thỉnh trong Sang thu có thể nhìn thấy được "Đám mây vắt nửa mình sang thu" thì ở đây, Hàn Mặc Tử có thể nhìn thấy "bóng xuân sang". Giàn thiên lí là hình ảnh đẹp gợi ra sự tươi mát và khiến bức tranh thiên nhiên mùa xuân giàu sức sống. Như vậy chỉ qua một khổ thơ, Hàn Mặc Tử đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân vừa tràn đầy sức sống vừa gợi cảm, thơ mộng.