Câu 2. (2,0 điểm)
Xét theo mục đích nói, các câu văn sau thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì?
a) Anh hãy đội mũ bảo hiểm vào!
b) Anh có thể đội mũ bảo hiểm được không?
c) Xin lỗi, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
Câu 2 : So sánh sắc thái cầu khiến trong các câu sau. Từ đó, em rút ra được lưu ý gì khi sử dụng câu cầu khiến?a. Các bạn phải ôn bài thật kĩ để ngày mai làm bài kiểm tra cho tốt.b. Các bạn hãy cố gắng ôn bài thật kĩ để ngày mai làm bài kiểm tra cho tốt nhé.
Bài tập 1: Chỉ ra sự khác nhau về hình thức trong các câu cầu khiến sau để thấy sự thay đổi thái độ của người mẹ (trích từ Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài).
(1) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
(2) Đem chia đồ chơi ra đi! - Mẹ tôi ra lệnh.
(3) Lằng nhằng mãi. Chia ra! - Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.
Bài tập 2: Đặt các câu cầu khiến để:
a) Nói với bác hàng xóm cho mượn cái thang
b) Nói với mẹ để xin ít tiền mua sách.
c) Nói với bạn để mượn quyển vở.
Chỉ ra các từ ngữ biểu thị những sắc thái khác nhau làm cho câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, phù howipj với quan hệ giữa người nói và người nghe.
Bài 1: Tìm các thành ngữ có sử dụng nói quá để diễn đạt các ý sau. Đặt câu với mỗi thành ngữ đó. a, Chắt lọc, chọn lấy cái quá giá , cái tốt đẹp, tinh túy trong những tạp chất khác. b, Cả gan, hay làm điều kém cỏi, vụng về trước người hiểu biết, tinh thông tài cán hơn mình. c, Sợ hãi, khiếp đản tới mức mặt tát lét. d, Luôn kề cạnh bên nhau, gắn bó chặt chẽ, khăng khít với nhau. e, Gan dạ, dũng cảm không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm. f, Giống nhau tưởng chừng như cùng một thể tích. Bài 2 : Tìm 5 thành ngữ và giải nghĩa. Bài 3 : Tìm 3 đọan văn hoặc đoạn thơ có nói giảm nói tránh. Bài 4 : Viết một đoạn văn ngắn chủ đề học tập có sử dụng nói giảm nói tránh. Bài 5 : Viết một đoạn văn ngắn về thuốc lá có sử dụn nói giảm nói tránh.
Trắc nghiệm: Câu cầu khiến
Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu cầu khiến?
A. Sử dụng từ cầu khiến
B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến
C. Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than
D. Gồm cả A, B và C
Câu 2: Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?
A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến
B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị
C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? (Ngô Tất Tố)
B. Người thuê viết nay đâu ? (Vũ Đình Liên)
C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội ? (Nam Cao)
D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? (Tô Hoài)
Câu 4: Câu cầu khiến: " Đừng hút thuốc nữa nhé! " dùng để:
A. Khuyên bảo
B. Ra lệnh
C. Yêu cầu
D. Cả A, B, C
Câu 5: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:
A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế?
B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
C. Bỏ rác đúng nơi quy định.
D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.
Câu 6: Câu cầu khiến trong những câu dưới đây là:
“Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.”
A. Thôi đừng lo lắng
B. Cứ về đi
C. Mụ già sẽ là nữ hoàng
D. Cả A và B
Câu 7: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?
“Đi nhanh thôi cậu.”
A. Yêu cầu
B. Khuyên bảo
C. Ra lệnh
D. Đề nghị
Câu 8: Điền từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:
“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”
A. Nên
B. Đừng
C. Không
D. Hãy
Câu 9: Hình thức nào để nhận diện câu cầu khiến trong những câu sau:
“Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:
- Mở cửa!”
A. Từ cầu khiến
B. Ngữ điệu cầu khiến
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 10: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?
“Anh chớ có dây vào hắn mà rước họa vào thân”
A. Yêu cầu
B. Đề nghị
C. Khuyên bảo
D. Ra lệnh
Tạo 1 tình huống giao tiếp giữa con chau với ông bà hoặc cha mẹ có sử dụng câu cầu khiến em rút ra bài học gì khi sử dụng câu cầu khiến trong giao tiếp với người lớn tuổi
"Huống chi thành Đại La.....các khanh nghĩ thế nào?"
1. Hãy xác định kiểu câu chia theo mục đích nói và chức năng của kiểu câu đó: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở, các khanh nghĩ thế nào? Theo em, người nói thể hiện mong muốn gì?
2. Theo Lý Công Uẩn, thành Đại La có những địa thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước?
3. Xác định hành động nói và cách thực hiện hành động nói của từng câu.
4. Kết thúc văn bản, nhà vua không dùng giọng mệnh lệnh của các vua chúa mà dùng giọng điệu như thế nào? Từ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi thuyết phục người khác?
Những bài văn bất hủ của học sinh (9)
Đề: Tả chú bộ đội.
Cạnh nhà em có một chú là bộ đội. Năm nay chú đã 20 tuổi đời. Chú luôn đeo súng ngắn bên mình, mỗi khi ngồi xuống, khẩu súng của chú lại chìa ra trông rất oai hùng.
Đề: Đặt câu có từ "tập thể".
Sáng nào em cũng tập thể dục.
Đề: Tả cô giáo.
Cô giáo em trạc ngoại tứ tuần. Người cô nhỏ nhắn khuôn mặt trái xoan, mỗi khi cô giảng bài bàn tay cô ngo ngoe thật mềm mại. Cô hay giảng bài về thời các cụ ngày xưa và mở đầu bao giờ cũng là "các cụ ngày xưa nói".
Đề: Tả con lợn.
Con lợn nhà em rất đẹp, có cái mũi to như cái ổ phích cắm điện Liên Xô.
Đề: Em hãy giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh".
Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ. Câu tục ngữ trên nhằm kêu gọi nhân dân đánh đuổi quân giặc xâm lược.
Đề: Tả về cơn mưa rào.
Chiều qua, trời đang nắng chang chang bỗng nhiên sân nhà em đổ cơn mưa rào. Tiếng mưa rơi bập bùng phập phồng nên bố em hát: "Trời mưa bong bóng phập phồng. Em đi lấy chồng để khổ cho anh".
Đề: Tả về bác nông dân.
Bên cạnh nhà em có một bác nông dân tên là Xuyến. Bác có làn da trắng như trứng gà bóc, mái tóc bác bóng mượt như dầu nhờn Castrol. Mỗi buổi sáng bác thường hay dắt trâu ra ngoài đồng, tiếng bước chân bác và chân trâu nghe rổn rảng.
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2:
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
(Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Cho biết nội dung của đoạn trích ?
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn ?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1( 2đ): Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận về hình ảnh đôi bàn chân của bố trong đoạn trích ở phần đọc – hiểu ?
Câu 2: (5đ) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích trong cuộc sống ?( ko chép trên mạng)