Xuân Nguyễn gọi cặp mắt của Thái Văn A là đô mắt thần canh biển .
kiểu như vậy à ???
Vậy thì sửa kiểu này có đúng không ?
" Cặp mắt của Thái Văn A mà Xuân Nguyễn gọi là đôi mắt thần canh biển "
Lưu ý " cũng có thể là you viết sai chính tả
Xuân Nguyễn gọi cặp mắt của Thái Văn A là đô mắt thần canh biển .
kiểu như vậy à ???
Vậy thì sửa kiểu này có đúng không ?
" Cặp mắt của Thái Văn A mà Xuân Nguyễn gọi là đôi mắt thần canh biển "
Lưu ý " cũng có thể là you viết sai chính tả
Hãy đọc câu văn viết về thể cáo của một bạn học sinh, rồi nhận xét xem bạn ấy dùng từ đã hoàn toàn chính xác chưa? Hãy chữa lại cho chính xác những từ mà bạn dùng còn sai nghĩa:
Cáo là thể văn bàn luận mà vua chúa hoặc người cầm đầu phong trào dùng để tuyên cáo thành quả của một công việc mới hoàn toàn.
giúp em ạ :(
Cho đoạn văn sau:
Khổ thơ đầu tiên của bài " Đoàn thuyền đánh cá", khổ thơ viết về cảnh ra khơi. Dù được mở ra trong khung cảnh một buổi chiều hôm nơi của biển, xong những câu thơ không hề gợi lên nỗi buồn, mà trái lại thật hào hùng, phấn trấn. Nhà thơ muốn truyền đến cho chúng ta cảm giác: không chỉ " gió khơi" - hơi thở mạnh mẽ của biển cả - mà cả " câu hát" - hơi thở khỏe khoắn của hồn người - cũng có sức thổi căng cánh buồm của đoàn thuyền đang lướ sóng. Như vậy, ngay từ đoạn thơ thứ nhất. Với bài " Đoàn thuyền đánh cá" đã thể hiện tâm hồn phơi phới của những con người làm chủ cuộc đời.
a. Chép lại đoạn văn trên sau khi đã sửa hết lỗi chính tả và ngữ pháp( khi sửa chỉ được thêm bớt rất ít từ).
b. Từ nào có thể thay thế từ " chiều hôm" trong đoạn văn em vừa chép?
c. Xác định câu chủ đề của đoạn văn.
Ai trả lời nhanh mik tick cho!!!
Nêu tác dụng của cặp từ trái nghĩa trong câu sau :
" Một mình âm ỉ đêm chầy
Đĩa dầu vơi, nước mắt đầy năm canh.
1.Trong 3 dòng sau từ xuân ở dòng nào là nghĩa gốc từ xuân ở dòng nào là nghiawx chuyển,chuyển theo phương thức nào,chỉ rõ nghĩa của mỗi từ xuân
a,Làn thu thủy nét xuân sơn
b,xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
c,Khi ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi càng cao sức khỏe càng thấp
2.ca dao
lời nói chẳng mất tiền mua
lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
câu ca dao trên liên quan đến phương châm hội thoại nào
Viết 1 đoạn văm theo cách diễn dịch (6-8) câu trình bày suy nghĩ của em về vai trò của lời nói trong đời sống
giúp mk vs ạ
cảm ơn nhiều
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết.
Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc- ghê- nhép)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu 3. (0.5 điểm). Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.
Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
Câu 5
(1,0 điểm). Bài học rút ra từ văn bản trên?
Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đã có công đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Học trò của cụ nhiều người đã trở thành những nhân vật nổi tiếng, tiêu biểu như Phạm Sư Mạnh. Vào ngày sinh của cụ Chu Văn An, các học trò đến mừng thọ. Phạm Sư Mạnh lúc đó chính là Hành Khiển, một chức quan trọng trong triều đình. Ông ấy đi cùng một người đến nhà thầy Chu. Họ đứng từ giữa sân vái vào nhà, chào hỏi kính cẩn: Thưa thầy, có anh em chúng tôi đến nhà hầu! Cụ giáo Chu vui vẻ ra đón học trò. Cụ cho phép hai người cùng tham gia chuyến đi với mình (là hàng giáo cụ thường ngồi để dạy học), nhưng họ không học. Họ xin được ngồi ở ghế kế bên. Ông Phạm Sư Mạnh kính cẩn trả lời câu hỏi của thầy.Cụ hỏi thăm sức khỏe của các học trò đang làm quan trong triều đại, nhưng Phạm Sư Mạnh hiểu rằng thầy quan tâm đến nhiều mắt khác, nên ông cố gắng trả lời cặn kẽ về việc từng người, về cách nuôi dạy con cái, về cách cư xử với mọi người. a) Tìm 2 chi tiết thể hiện thái độ tôn kính của học cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ. b) Tìm một lời dẫn trong văn bản trên, cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được hướng dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp
“Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đã có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Học trò của cụ nhiều người đã trở thành những nhân vật nổi tiếng, tiêu biểu như Phạm Sư Mạnh. Vào ngày sinh của cụ Chu Văn An, các học trò đến mừng thọ. Phạm Sư Mạnh lúc đó đã làm đến chức Hành khiển, một chức quan to trong triều đình. Ông đi cùng một người bạn đến nhà thầy Chu. Họ đứng từ giữa sân vái vào nhà, miệng chào to kính cẩn: _ Lạy thầy ạ, có anh em chúng con đến hầu thầy! Cụ giáo Chu vui vẻ ra đón học trò. Cụ cho phép hai trò cùng ngồi sập với mình (sập là nơi cụ giáo thường ngồi để dạy học), nhưng họ không dám. Họ xin được ngồi ở ghế kế bên. Ông Phạm Sư Mạnh kính cẩn trả lời những câu hỏi của thầy. Cụ hỏi thăm sức khỏe của các học trò hiện đang làm quan trong triều, nhưng Phạm Sư Mạnh hiểu rằng thầy quan tâm đến nhiều mặt khác, nên ông cố trả lời cặn kẽ về việc làm của từng người, về cách nuôi dạy con cái, về cách cư xử với mọi người của họ.”
(Theo Chuyện về người thầy, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1992)
a. Tìm 2 chi tiết thể hiện thái độ tôn kính của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ.
b. Tìm một lời dẫn trong văn bản trên, cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp
c. Hãy viết một đoạn văn từ 4-6 câu nêu cảm nhận của em về tình thầy trò trong đoạn trích trên
Hãy nêu những biện pháp tu từ và ý nghĩa của biện pháp tu từ đó trong các câu sau:
1. Từ ' Trái tim ' trong câu ' Chỉ cần trong xe có một trái tim'.
2. Đau lòng kẻ ở người đi,
Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm.
3. Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?
4. Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Tìm và sửa lỗi liên kết nội dung trong đoạn văn sau: (1) Chim nhiều vô kể. (2) Chào mào, sáo, sáo đen ... từng đàn lũ lượt bay qua lượn lại, lượn lên lượn xuống. (3) Một vài con thỏ đi kiếm ăn. (4) Họ nói chuyện phiếm, tranh cãi ầm ĩ, nhưng có những cuộc vui không thể tưởng tượng nổi.