Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Minh Hoài

Có ? loại danh từ ?

Có ? loại ngôi kể ?

Có ? loại từ ?

Sang nay mik vừa đăng mà chả thấy ai làm đúng .

Các bạn làm đúng mik hứa sẽ tk 3 tk . 

* Hurry up ! Please !

Kiều Linh
29 tháng 10 2017 lúc 20:43
? nghĩa là j ????
nguyễn trịnh quỳnh hoa
29 tháng 10 2017 lúc 20:43

là sao bạn mình ko hiểu

Thắng  Hoàng
29 tháng 10 2017 lúc 20:44

Có 2 loại danh từ danh từ chung và danh từ riêng

Có 2 loại ngôi kể là ngôi 1 và ngôi 3

Có4  loại từ:Từ đơn ,từ ghép ,từ phức,từ láy

Nhớ L_I_K_E$$$

minhduc
29 tháng 10 2017 lúc 20:52
Phân loại

- DT chỉ khái niệm: đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.

- Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..)

- Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:

+ DT cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió,mưa,…).

+ DT trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,… )

Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng :

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…) nói trên.

+ DT chỉ khái niệm :

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

+ DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…

- DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,…

- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…

*Cụm DT:

- DT có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm DT. Cụm DT là loại tổ hợp từ do DT và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Trong cụm DT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho DT các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.

Danh từ được chia làm nhiều loại, những loại này thường chia thành các nhóm đối lập với nhau, chẳng hạn:

Danh từ chung <> Danh từ riêng.Danh từ số ít <> Danh từ số nhiềuDanh từ trừu tượng <> Danh từ cụ thểNgôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể. Có khi người kể kể theo ngôi thứ nhất – xưng “tôi”; có khi kể theo ngôi thứ ba – dấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện, kể như nhân vật tự kể, kể như “người ta kể”.Trong Tiếng việt có chẵn lắm: 10 Từ loại, chúng được nhóm thành 2 dòng chính, là Thực từ và Hư từ 


Thực từ bao gồm: 

1. Danh từ: Là từ dùng để chỉ vật, việc, hiện tượng. 

2. Động từ: Là từ dùng để chỉ hành động của vật, việc, hiện tượng. 

3. Tính từ: Là từ dùng để chỉ tính chất của vật, việc, hiện tượng. 

4. Số từ: Là từ dùng để chỉ số lượng của vật, việc, hiện tượng. 

5. Trạng từ: Là từ dùng để chỉ trạng thái của vật, việc, hiện tượng. 

6. Đại từ: Là từ dùng để thay thế cho vật, việc, hiện tượng. 

Hư từ bao gồm: ( Dễ quên và nhầm lẫn nên Mr.Thai cho thêm ví dụ nhé! ) 

7. Quan hệ từ: Là từ dùng để nối các từ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ hoặc các câu ấy với nhau. DV: nhưng, mà, của, nên, như, với, ... Bố mẹ rất lo lắng cho con. (Quan hệ từ: "Cho") 

8. Phụ từ: Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. VD: đã, không còn, cũng sắp,.. trong câu: đã vui thì không còn nhớ nhiệp vụ nghĩa là cũng sắp tới lúc mất việc! 

9. Trợ từ: Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. DV: ( chú ý khó phân biệt ) 
- Chính nó đã nói với tôi điều đó .( Trợ từ: "Chính") 
- Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm tắt đèn. ( Tính từ: "Chính") 
- Nó đưa cho tôi những 10 000 đồng .(Trợ từ: "Những") 
- Nó đưa cho tôi những đồng tiền cuối cùng.(Số từ: "Những") 
- Em có quyền tự hào về tôi và cả em nữa.(Trợ từ: "Cả") 
- Ao sâu nước cả khôn chài cá. ( Tính từ: "Cả" ) 

10. Thán từ: Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. VD: 
Ôi trời! Mấy cái từ loại này thật làm tôi đau đầu quá bà con à! (Thán từ: "Ôi trời")

Nguyễn Ngọc Minh Hoài
29 tháng 10 2017 lúc 20:58

leminhduc ơi ! Bạn sai rồi ai bảo bạn chép trên mạng, cái đó là chỉ khái niệm của danh từ, ngôi kể và từ mà .

Mik hỏi là mấy loại  cơ !

Thông cảm nha, lần này mik ko k bạn đc vì :

+ Bạn làm sai

+ Bạn chưa tk cho mik lần nào

+ Mik đã tk sai cho Thắng Hoàng

+ ....................................... ->

Trần Thanh Tùng
29 tháng 10 2017 lúc 21:02

Có 2 loại danh từ : Danh từ chung , danh từ riêng .

Có 2 loại ngôi kể : Ngôi thứ nhất , ngôi thứ ba

Có 2 loại từ :Từ đơn và từ phức

minhduc
30 tháng 10 2017 lúc 5:22

Có 2 loại danh từ : DT chung ; DT riêng ..

Có 2 loại ngôi kể : ngôi kể thứ 1 ; ngôi kể thứ 3.

Có 3 loại từ : DT ; ĐT ; TT .

Còn lên lớp trên bạn sẽ biết thêm vì loại từ nữa . 

trần chí bảo
30 tháng 10 2017 lúc 8:30

có 2 loại danh từ: danh từ chung và danh từ riêng

có 2 loại ngôi kể: ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ 2

có 3 loại từ: DT,TT,ĐT

Hạ Băng
14 tháng 11 2017 lúc 19:02

Có 2 loại danh từ:

Danh từ chung                          

Danh từ riêng

Có 2 loại ngôi kể chính:

Ngôi kể thứ nhất                                  

Ngôi kể thứ ba

1. Danh từ: Là từ dùng để chỉ vật, việc, hiện tượng. 

2. Động từ: Là từ dùng để chỉ hành động của vật, việc, hiện tượng. 

3. Tính từ: Là từ dùng để chỉ tính chất của vật, việc, hiện tượng.

  4. Số từ: Là từ dùng để chỉ số lượng của vật, việc, hiện tượng. 

5. Trạng từ: Là từ dùng để chỉ trạng thái của vật, việc, hiện tượng. 

6. Đại từ: Là từ dùng để thay thế cho vật, việc, hiện tượng.  nhiều loại từ lắm nhưng mk liệt kê những cái chính thôi 

Nguyễn Lưu Nhật Minh
18 tháng 1 2019 lúc 15:26

sàm vãi


Các câu hỏi tương tự
kujilakkashido
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh Hoài
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh Hoài
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Phạm Trần Anh Khoa
Xem chi tiết
Công Chúa Nụ Cười
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Linh Nhi
Xem chi tiết
tiên
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Thùy Ngân
Xem chi tiết