Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Hồng Anh

Có ai biết đề tham khảo thi hsg Văn lớp 7 không ạ???

VinZoi Couple
14 tháng 4 2017 lúc 19:45
Câu 1: (2 điểm)Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang… Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”.

(Vũ Tú Nam) Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân. Câu 2: (2 điểm) Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ Ôi, những trái, na, hồng, ổi, thị…. Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu! (Lương Đình Khoa) Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Câu 3: (6,0 điểm) Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
VinZoi Couple
14 tháng 4 2017 lúc 19:45
Câu 1: (5,0 điểm) a. Xác định kiểu liệt kê và chỉ ra tác dụng của nó trong đoạn văn sau: “Điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, học tập, cảm thông với quần chúng đông đảo, dấn mình trong phong trào, trái tim đập một nhịp với trái tim dân tộc, san sẻ vui buồn, sướng khổ với nhân dân, cùng nhân dân lao động và chiến đấu, tin tưởng và căm thù.” (Theo Trường Chinh) b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sử dụng thành ngữ trong bài thơ sau: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương) Câu 2: (5,0 điểm) Phần kết văn bản “Ca Huế trên sông Hương” (Ngữ văn 7 tập hai), tác giả Hà Ánh Minh viết: “Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc. Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại...” Cảm nhận của em về vẻ đẹp của ca Huế trên sông Hương qua đoạn văn trên bằng một bài văn ngắn (Khoảng một trang giấy thi). Câu 3: (10,0 điểm) Nhận xét về hai bài thơ “ Cảnh khuya”“Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ”. Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
VinZoi Couple
14 tháng 4 2017 lúc 19:45
Câu 1 (2,0 điểm): Chỉ rõ và phân tích nghệ thuật dùng từ trong câu ca dao sau: Cô Xuân đi chợ mùa hè Mua cá thu về chợ hãy còn đông. Câu 2 (8,0 điểm): a) Chỉ ra nét tương đồng và đặc sắc của hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương. b) Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan có sử dụng ít nhất hai từ láy và một thành ngữ (gạch chân những từ láy và thành ngữ đó). Câu 3 (10 điểm): Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên .
VinZoi Couple
14 tháng 4 2017 lúc 19:45
Câu 1 (3,0 điểm): Chỉ ra phép điệp ngữ và giá trị diễn đạt của phép điệp ngữ trong bài ca dao sau đây: Cái cò lặn lội bờ ao Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng? Chú tôi hay tửu hay tăm, Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. Ngày thì ước những ngày mưa, Đêm thì ước những đêm thừa trống canh. Câu 2 (3,0 điểm): Sau đây là câu kết trong văn bản Cổng trường mở ra (Ngữ Văn 7, Tập I): Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về “thế giới kỳ diệu” được mở ra khi “bước qua cánh cổng trường”. Câu 3 (4,0 điểm): Thầy (cô) giáo kính yêu của em.

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Như Uyên
Xem chi tiết
Hoàng thị hà
Xem chi tiết
Simp shoto không lối tho...
Xem chi tiết
Trần Khương
Xem chi tiết
caotrang1162005
Xem chi tiết
Harry Huyền
Xem chi tiết
Dương Con
Xem chi tiết
Lê Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Ánh
Xem chi tiết