Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Thị Hằng

Cho tam giác ABC, phân giác AD, trung tuyến AM. Qua điểm I thuộc đoạn thẳng AD, kẻ IH vuông góc với AB, IK vuông góc với AC. Gọi N là giao điểm của HK và AM. Chứng minh rằng NI vuông góc với BC

Kiệt Nguyễn
9 tháng 11 2020 lúc 19:47

Qua N kẻ đường thẳng EF song song với BC (\(E\in AB,F\in AC\)), qua E kẻ đường thẳng song song với HK cắt AC tại G

Có: EF // BC (theo cách chọn hình phụ) nên theo định lý Thales, ta có: \(\frac{EN}{BM}=\frac{AN}{AM}=\frac{NF}{MC}\)

Mà BM = MC (do AM là trung tuyến) nên NE = NF

\(\Delta\)EFG có NK // EG (theo cách chọn hình phụ), N là trung điểm của EF (cmt) nên K là trung điểm của GF hay GK = KF (*)

Xét\(\Delta\)AHI và \(\Delta\)AKI có: ^AHI = ^AKI = 900 (gt); AI là cạnh chung; ^HAI = ^KAI (gt) nên \(\Delta\)AHI = \(\Delta\)AKI (ch - gn)

=> AH = AK (hai cạnh tương ứng)  hay \(\Delta\)AHK cân tại A lại có EG // HK nên \(\Delta\)AEG cũng cân tại A => AE = AG

=> AH - AE = AK - AG => HE = GK = KF (theo (*))

Xét \(\Delta\)IHE và \(\Delta\)IKF có: IH = IK (tính chất của điểm thuộc tia phân giác); ^IHE = ^IKF ( = 900); HE = KF (cmt) => \(\Delta\)IHE = \(\Delta\)IKF (c.g.c) => IE = IF (hai cạnh tương ứng) do đó \(\Delta\)IEF cân tại I có IN là trung tuyến nên cũng là đường cao

Ta có: NI\(\perp\)EF và EF // BC (theo cách vẽ hình phụ) nên NI \(\perp\)BC (đpcm)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Xuân Thái Hồ
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Anh
Xem chi tiết
trân thị thu yên
Xem chi tiết
Đỗ Tuấn Nghĩa
Xem chi tiết
Dương Thị Thanh Huyền
Xem chi tiết
Bùi Thị Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Tất Đạt
Xem chi tiết
Khách vãng lai
Xem chi tiết
Tạ Phương Linh
Xem chi tiết