Ôn tập cuối năm phần hình học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Bảo Ngọc

Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn, kẻ đường cao AD,BE,CF, chúng cắt nhau tại H. C/m

a, tam giác AEB ~ tam giác AEC

b, AD.HB=AB.DF

c, DA là phân giác của góc EDF

Nguyễn Lê Phước Thịnh
18 tháng 8 2020 lúc 21:31

a) Sửa đề: Chứng minh ΔAEB∼ΔAFC

Xét ΔAEB vuông tại E và ΔAFC vuông tại F có

\(\widehat{A}\) chung

Do đó: ΔAEB∼ΔAFC(g-g)

b) Xét ΔBAD vuông tại D và ΔBCF vuông tại F có

\(\widehat{FBC}\) chung

Do đó: ΔBAD∼ΔBCF(g-g)

\(\Rightarrow\frac{BA}{BC}=\frac{BD}{BF}\)(hai cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)

\(\Rightarrow\frac{BD}{BF}=\frac{BA}{BC}\)

hay \(\frac{BD}{BA}=\frac{BF}{BC}\)

Xét ΔBDF và ΔBAC có

\(\frac{BD}{BA}=\frac{BF}{BC}\)(cmt)

\(\widehat{FBD}\) chung

Do đó: ΔBDF∼ΔBAC(c-g-c)

\(\frac{FD}{CA}=\frac{BD}{BA}\)(hai cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)

\(FD\cdot BA=CA\cdot BD\)(3)

Ta có: AD⊥BC(gt)

\(\Leftrightarrow\widehat{ADC}=\widehat{HDB}\left(=90^0\right)\)

Ta có: ΔDHB vuông tại D(HD⊥BC)

nên \(\widehat{HBD}+\widehat{BHD}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau) \(\Leftrightarrow\widehat{BHD}=90^0-\widehat{HBD}\)

hay \(\widehat{BHD}=90^0-\widehat{EBC}\)(1)

Ta có: ΔEBC vuông tại E(BE⊥AC)

nên \(\widehat{EBC}+\widehat{ECB}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)

hay \(\widehat{ECB}=90^0-\widehat{EBC}\)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{BHD}=\widehat{ECB}\)

hay \(\widehat{BHD}=\widehat{ACD}\)

Xét ΔBHD vuông tại D và ΔACD vuông tại D có

\(\widehat{BHD}=\widehat{ACD}\)(cmt)

Do đó: ΔBHD∼ΔACD(g-g)

\(\frac{BH}{AC}=\frac{BD}{AD}\)(hai cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)

hay \(\frac{AD}{BD}=\frac{AC}{BH}\)

hay \(AD\cdot HB=AC\cdot BD\)(4)

Từ (3) và (4) suy ra \(AD\cdot HB=AB\cdot DF\)(đpcm)


Các câu hỏi tương tự
Raterano
Xem chi tiết
Raterano
Xem chi tiết
Thảo Vũ
Xem chi tiết
đỗ vy
Xem chi tiết
quanh
Xem chi tiết
Tu Lưu
Xem chi tiết
Phạm Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Gallavich
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Trang
Xem chi tiết