a) Ta có: ΔABC cân tại A(gt)
mà AM là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy BC(gt)
nên AM là đường cao ứng với cạnh đáy BC(Định lí tam giác cân)
⇒\(\widehat{AMC}=90^0\)
Xét tứ giác AMCK có
I là trung điểm của đường chéo AC(gt)
I là trung điểm của đường chéo MK(M và K đối xứng nhau qua I)
Do đó: AMCK là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
Hình bình hành AMCK có \(\widehat{AMC}=90^0\)(cmt)
nên AMCK là hình chữ nhật(Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)
b) Ta có: AMCK là hình chữ nhật(cmt)
nên AK//MC và AK=MC(Hai cạnh đối trong hình chữ nhật AMCK)
mà B∈MC và MB=MC(M là trung điểm của BC)
nên AK//BM và AK=BM
Xét tứ giác AKMB có AK//BM(cmt) và AK=BM(cmt)
nên AKMB là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)