- Hãy quan sát hình 19.1 và chỉ ra các thành phần cấu tạo của chuỗi polinucleotit của phân tử ADN. Chuỗi polinucleotit trên có bao nhiêu nucleotit? Viết lại trình tự Nu của chuỗi đó.
- Hãy viết các chữ cái (A, T, G, X) lê giấy và cho biết, với các chữ cái này, em có thể viết được bao nhiêu loại trình tự sắp xếp khác nhau? Mỗi loài có ADN riêng, mang tính đặc thù của loài thể hiện ở những đặc điểm nào?
Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến gen liên quan đến 1 cặp nuclêôtit.- Xác định trình tự các nuclêôtit của phân tử ARN được phiên mã từ đoạn gen cho trước
Polipropen (PP) là một loại polime có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất : như dùng để chế tạo các thùng chứa hóa chất, bồn chứa nước, bình phun thuốc trừ sâu... Một đoạn mạch phân tử của polipropen được biểu diên như sau:
Viết phương trình tổng quát của phản ứng tạo polipropen từ propen
Teflon là một polime tổng hợp có rất nhiều ưu điểm như: bền với axit, kiềm và các chất oxi hóa có khả năng cách điện cao, chống dính cao, bền với nhiệt. Với các ưu điểm trên, Teflon xứng đáng với danh hiệu “Vua” chất dẻo.
a) Viết công thức chung của mạch Teflon.
b) Phân tử khối trung bình của một đoạn mạch Teflon là 250000 đvC, hãy tính số mắt xích ứng với đoạn mạch polime này.
Butan là một hidrocacbon có tính chất tương tự metan và có công thức phân tử là C 4 H 10 .
a) Viết công thức cấu tạo mạch thẳng của butan.
b) Viết phương trình phản ứng đốt cháy butan.
c) Viết phương trình phản ứng thế với clo.
A là một hiđrocacbon no, mạch hở. Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng A với lượng oxi vừa đủ thì thấy tổng số mol các chất trước phản ứng và sau phản ứng bằng nhau.
a) Xác định công thức phân tử của A
b) Viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện) thực hiện dãy chuyển hóa sau:
Cho biết: các chất trên đều là hợp chất hữu cơ, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học. Phân tử Z chỉ chứa có 1 nguyên tử Cl, R là một nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp chất dẻo.
Cho 5 hợp chất hữu cơ A, B, C, D và E là các đồng phân của nhau (chỉ chứa C, H và O), trong đó cacbon chiếm 55,8% và có khối lượng mol phân tử nhỏ hơn 170 g/mol.
(a) Xác định công thức phân tử chung của A, B, C, D và E.
Trong 5 chất, chỉ có 2 hợp chất A và B cho phản ứng với dung dịch NaHCO3 (có sủi bọt khí), cả A và B đều có nhóm CH3, nhưng hợp chất B có đồng phân cis/trans.
Cho từng chất C, D và E phản ứng với dung dịch NaOH, sau đó trung hòa bằng dung dịch HCl, từ C thu được các chất hữu cơ F và G, từ D thu được các chất hữu cơ H và I, từ E thu được các chất hữu cơ K và L. Trong đó G là hợp chất không bền và chuyển hóa ngay thành G’ (G và G’ có cùng công thức phân tử). Cho biết F, H và K cũng cho phản ứng với dung dịch NaHCO3. Khi oxy hóa bằng H2CrO4, hợp chất G’ chuyển hóa thành F và hợp chất L chuyển hóa thành H. Phản ứng của H với bạc nitrat trong amoniac chỉ tạo thành các chất vô cơ.
(b) Xác định công thức cấu tạo của các chất và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Cho biết trong các phản ứng trên crôm chuyển hóa thành H2CrO3.
(c) Viết phương trình phản ứng polime hóa của A và C.
(d) Một trong hai polime thu được trong câu (c) tan dễ trong dung dịch NaOH nguội, polime còn lại không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch NaOH nóng. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và giải thích vì sao có sự khác biệt trên.
Câu 1: Viết phương trình thực hiện dãy biến hóa:
a. Cl2 -> NaCl -> HCl -> CuCl2 -> AgCl
b. CH4 -> C2H2 -> C2H4 -> C2H6 -> C2H5Cl
Câu 2: Viết tất cả các công thức cấu tạo có thể có của các hidrocacbon mạch hở, có công thức phân tử: C5H12, C4H6, C3H8
Cho các chất X, Y, Z, T đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử là C4H6O2 và có đặc điểm sau:
– X có mạch cacbon phân nhánh và dung dịch X làm đổi màu quì tím.
– Y có phản ứng tráng bạc, thủy phân Y trong NaOH thu được ancol không no
– Thủy phân Z cho 2 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon
– T không có phản ứng tráng bạc và không tham gia phản ứng với dung dịch NaHCO3.
Xác định công thức cấu tạo của các chất X, Y, Z, T