Ôn tập Đường tròn

Tú Nguyễn

Cho đường tròn (O;R) và điểm A nằm ngoài đường tròn.Kẻ 2 tiếp tuyến AM,AN và cát tuyến ABC với đường tròn (AB<AC).Qua O kẻ OK vuông góc với BC tại K,OK cắt MN tại S.Chứng minh SC là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Akai Haruma
5 tháng 6 2018 lúc 18:54

Hình vẽ:

Ôn tập Đường tròn

Bình luận (0)
Akai Haruma
5 tháng 6 2018 lúc 18:54

Gọi \(AO\cap MN\equiv H\)

Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, $AM=AN$. Mà $OM=ON$ nên $OA$ là trung trực của $MN$

Do đó \(OA\perp MN\Leftrightarrow \widehat{SHA}=90^0(1)\)

Mặt khác $BC$ vuông góc với $OK$ suy ra $AC$ vuông góc với $SO$ , do đó \(\widehat{SKA}=90^0(2)\)

Từ (1);(2) suy ra tứ giác $SKHA$ nội tiếp (hai góc cùng nhìn một cạnh bằng nhau)

Do đó theo tính chất tứ giác nội tiếp thì: \(OK.OS=OH.OA(*)\)

Vì $AM$ là tiếp tuyến của $(O)$ nên $AM\perp MO$

Xét tam giác vuông $AMO$ có đường cao $MH$, theo hệ thức lượng trong tam giác vuông $OC^2=R^2=MO^2=OH.OA (**)$

Từ \((*);(**)\Rightarrow OC^2=OK.OS\)

\(\Leftrightarrow \frac{OC}{OK}=\frac{OS}{OC}\)

Do đó tam giác $OCK$ đồng dạng với tam giác $OSC$ theo trường hợp cạnh- góc cạnh (có góc $O$ chung và tỷ số trên)

\(\Rightarrow \widehat{OCS}=\widehat{OCK}=90^0\)

\(\Rightarrow SC\perp OC\Rightarrow SC\) là tiếp tuyến của $(O)$

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lê Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Sương
Xem chi tiết
Lê Thị Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Toman_Symbol
Xem chi tiết
Lê Bảo
Xem chi tiết
Tới Lâm
Xem chi tiết
Lê Phương Anh
Xem chi tiết
Huỳnh Hữu Thắng
Xem chi tiết