Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Awayuki Himeno

Chỉ cách làm một bài văn nghị luận xã hội với .

giúp mk nha ok

Lưu Hạ Vy
8 tháng 7 2017 lúc 20:21

Bước 1 : Giải thích tư tư tưởng , đạo lí.

Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói: giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).

Thường trả lời câu hỏi : Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?

Bước 2 : Bàn luận

– Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).

-Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề : bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa

Bước 3: Mở rộng.

-Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.

-Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.

-Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.

Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là công nhận cái đúng,ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách dưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ dịnh cái sai.

Trong các bước mở rộng ,tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt ,không nên cứng nhắc.

Bước 4 : Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động.

Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.

Nguyễn Tử Đằng
9 tháng 7 2017 lúc 9:22

III. NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý

Đọc kỹ đề

Đọc kỹ đề là yêu cầu đầu tiên vì đọc kỹ đề giúp ta hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống. Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.

2. Lập dàn ý

Lập dàn ý là khâu rất quan trọng. Lập dàn ý giúp ta kiểm soát được hệ thống ý, không sót ý nào khi làm bài. Lập dàn ý còn cho ta thấy được hệ thống ý của toàn bài, từ đó sẽ dễ viết hơn, ý cũng không lan man, dài dòng.

3. Dẫn chứng phải phù hợp

Không lấy những dẫn chứng chung chung sẽ không tốt cho bài làm. Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật). Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng)

4. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô đọng, hàm súc

Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn. Lập luận phải chặt chẽ. Cảm xúc trong sáng, lành mạnh. Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…). Hay bắt đầu bằng những từ ngữ: Tuy nhiên bên cạnh đó; Nhưng vấn đề khác được đặt ra ở đây là; Mặt trái của vấn đề ít ai biết đến là; …

5. Rút ra bài học nhận thức và hành động

Bất kỳ một đề thi nào cũng vì một mục đích là giáo dục nhân cách cho lớp trẻ, vì vậy bản thân em sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học. Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với mấy chữ: rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…

6. Độ dài phù hợp với bài thi ĐH – CĐ

Viết khoảng 3 trang giấy thi là vừa đủ cho 600 từ như yêu cầu của đề bài. Không viết quá dài dòng, lan man sẽ gây khó chịu cho người chấm (Ảnh hưởng những câu sau)


Các câu hỏi tương tự
ghgh
Xem chi tiết
Bisto Chelly Yến
Xem chi tiết
Vũ Khánh Ly
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn Karry
Xem chi tiết
Pé Coldly
Xem chi tiết
Ngô Thành Chung
Xem chi tiết
Đông Phương Thiên Lạc
Xem chi tiết
Huỳnh Trần Thanh Vy
Xem chi tiết
Tzngoc
Xem chi tiết