Văn bản ngữ văn 8

Linh Phương

Câu hỏi để lấy 2GP :

Trong truyện, nhà văn Thanh Tịnh đã dùng phép so sánh, đối chiếu nhiều lần làm nổi bật tâm trạng nhật vật. Bạn hãy tìm các chi tiết truyện có dùng nghệ thuật này và phân tích tác dụng của nó.

Lưu ý: Tuyệt đối không được chép mạng, bất kì bài nào phát hiện chép mạng dù đúng cũng không được tích 2GP. Bài này các bạn được tùy ý trình bày theo ý hiểu.

Lộc Khánh Vi
12 tháng 9 2017 lúc 17:05

Các chi tiết trong truyện có sử dụng nghệ thuật so sánh và đối chiếu là :

- Về nghệ thuật so sánh:

+ Câu: Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

+ Câu: Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi

+ Câu: Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ

* Tác dụng của các biện pháp so sánh trên: để diễn tả cảm xúc, tâm trạng của cậu bé, thể hiện được những cảm xúc trong sáng và hồn nhiên. Làm cho văn bản mang theo một nét thú vị, bâng khuâng, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được tâm trạng, cảm súc và ý nghĩa của nhân vật ''tôi'' trong bài.

-Về nghệ thuật đối chiếu:

+ '' Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.''

+ '' Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trg những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra đứng lo sợ vẩn vơ.''

+ '' Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm. Một thày trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước của lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng thấy làm lạ.

Vì có những hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bn ở đồng làng Lê Xá, tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ chút nào hết.''

* Tác dụng của nghệ thuật đối chiếu: Làm bộc lộ lên những cảm nhận và tâm trạng lạ lẫm, sự thay đổi của nhân vật ''tôi'' trong ngày đầu đi học. Làm sáng tỏ được những nét khác nhau. Giúp người đọc có cảm nhận sâu hơn về những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò.

=> Hai nghệ thuật đối chiếu và so sánh cũng cho thấy, tác giả là một nhà văn tài gỏi, biết sử dụng những câu từ, đoàn văn tinh tế, mạch lạc, cuốn hút người đọc người nghe. Là một nhà văn rất yêu quý kỉ niệm về tuổi học trò của mình.

Bình luận (0)
nguyen thi vang
12 tháng 9 2017 lúc 17:45

" Tôi đi học" là một truyện ngắn mang màu sắc hoài niệm của Thanh Tịnh. Ngoài cảm xúc dào dạt, tác giả đã sáng tạo nên một số hình ảnh so sánh và đối chiếu rất đẹp và rất hay.

Tác giả đã so sánh và nhân hóa để viết nên một câu văn giàu hình tượng và biểu cảm :

"Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉn cười giữa bầu trời quang đãng."

Những cảm giác trong sáng ấy là những kỉ niệm mơn man nao nức của buổi tựu trường ngày xưa không hề bị thời gian vùi lấp, trái lại, cứ mỗi độ thu về, nó lại "nảy nở trong lòng" đem đến bao cảm xúc vui sướng, bồi hồi , tâm hồn như tươi trẻ lại, trong sáng hơn tựa như "mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”

Câu văn thứ hai có hình ảnh so sánh :

Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này : chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”

Buổi tựu trường, chú chỉ cầm hai quyển vở mới thế mà vẫn cảm thấy “nặng” ; “bàn tay ghì thật chặt” mà một quyển sách vẫn “xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất” vì chú quá hồi hộp. Mấy cậu học sinh khác ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa, trong lúc đó, mẹ chú lại cầm hộ bút thuovứ cho chú. Cái ý nghĩ “chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước” được so sánh với “làn mây luót ngang trên ngọn núi” đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt và ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên của nhân vật “tôi”.

Câu văn thứ ba “Trước mắt tôi , trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”

Nhân vật “tôi” đã từng đi bẫy chim quyên, từng ghé lại trường một lần ; lần ấy chú thấy trường “là một nơi xa lạ””cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng”. Nhưng lần này, trường Mĩ Lí đã trở thành trường của chú nên chú mới cảm thấy “xinh xắn” . Tâm trạng một học trò mới “lo sợ vẩn vơ” và bỡ ngỡ nên mới cảm thấy trường Mĩ Lí “oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”.Hình ảnh so sánh này cũng thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường.

Hình ảnh so sánh thứ tư là đặc sắc nhất. Tác giả đã lấy hình ảnh “con chim con đứng bên bờ tổ” so sánh với cậu học trò mới “bỡ ngỡ đứng nép bên người thân” để làm nổi bật tâm lí tuổi thơ trong buổi tựu trường vừa “ngập ngừng e sợ” vừa khao khát học hành, mơ ước tới những chân trời xa, chân trời mơ ước và hi vọng :

“Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ , nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”

Hơn sáu bảy năm đã trôi qua, những so sánh mà Thanh Tịnh đã sử dụng vẫn không bị sáo mòn, trái lại hình tượng và cảm xúc của những so sánh ấy vẫn còn nguyên dáng, nhã thú.



* Có sai sót gì thì nhờ mọi người sửa giúp.

Bình luận (0)
Linh Hà
12 tháng 9 2017 lúc 20:20

Bài làm :

Theo dòng hoài niệm của Thanh Tịnh, ta trở về với ngày đầu đi học của nhà văn. Ở đó, ta bắt gặp những hồi ức đẹp bồi hồi và chẳng thể nào quên. Ta bỗng bắt gặp chính mình trong cảm xúc hồi hộp, bớ ngỡ và cả từng bừng, rộn rã nữa. Tất cả những cung bậc cảm xúc ấy được Thanh Tịnh ghi lại bằng những trang văn lấp lánh chất thơ, giàu sức cuốn hút. Một trong những yếu tố tạo nên sức hút ấy là cách dùng các hình ảnh so sánh , đẹp , hay, gợi cảm.

Hẳn các bạn cũng như tôi đã từng ngâm ca câu hát "Bước tới trường lòng rộn ràng như hoa nở, hương thơm ngọt ngào từng góc phố thân quen", còn Thanh Tịnh thì viết :" Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” Phép so sánh và nhân hóa đã được sử dụng để diễn tả niềm vui của cậu học trò lớp Năm buổi tựu trường. Các từ ngữ hình ảnh đẹp và gợi cảm. Những cảm giác trong sáng được tác giả nhắc đến trong bài văn chính là những kỉ niệm náo nức , mơn man, xao xuyến của buổi tựu trường dù kỉ niệm ấy đã có một khoảng cách khá xa về thời gian. Nhưng buổi tựu trường thuở còn thơ ấy không bị thời gian lấp vùi , chon kín mà trái lại , cứ mỗi độ thu sang “những đám mây bang bạc” về lại bầu trời nó lại xôn xao sống dậy. Tác gải không chỉ nhớ lại buổi tựu trường mà còn nhớ rất rõ cảm giác ấy đã “nảy nở trong tôi như mấy cành hoa tươi” . Cách so sánh không có gì mới lạ vì thông thường, người ta cũng hay dùng hình tượng hoa nở để diễn tả niềm vui. Hơn nữa “mấy cành hoa tươi ấy lại nở giữa bầu trời quang đãng” . Ta hình dung chú bé sung sướng như bay lên cùng trời đất buổi sáng thu ấy. So sánh kết hợp với nhân hóa đã giúp diễn tả đầy đủ , trọn vẹn niềm vui của tuổi thơ khi được cắp sách đến trường.

Một hình ảnh so sánh nữa cũng giúp ta hiểu thêm tâm trạng buổi đầu tiên đến trường của người học trò nhỏ. Đó là khi nhìn thấy những người lớp lớn hơn cầm sách bút đến trường, Thanh Tịnh viết : “Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này : chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi , nhẹ như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Ta sẽ băn khoăn tự hỏi, tại sao chú bé lại có cảm giác lạ lùng ấy. Bởi vì đến trường , sách bút là bạn đồng hành , là vật dụng gần gũi nhất cơ mà. Nhưng hãy nhớ và hiểu rằng, đây là chú bé lần đầu tiên đến trường. Bởi thế chỉ cầm hai quyển vở mà đã thấy “nặng” để rồi bàn tay phải ghì thật chặt thế mà quyển vở vẫn “xệch ra va chênh đầu cúi xuống đất”. Hồi hộp quá đấy mà. Trong khi chú nhìn thấy mấy cậu học sinh khác ôm rất nhiều sách vở, lại cả bút thước. Bởi thế , trong đầu cậu học trò mới ấy, cái ý nghĩ “chỉ những người thạo mới cầm nổi bút thước” ùa đến, trong trẻo, ngây thơ, hồn nhiên, nó như “làn mây lướt ngang trên ngọn núi” làm ta thấy yêu hơn cảm xúc ngày đầu tiên đến trường trong văn Thanh Tịnh.

Theo bước chân của cậu học trò mới ấy, ta đến trước ngôi trường. Hãy xem cậu học trò ấy tả ngôi trường mình thế nào nhé ! “Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”. Phéo so sánh ngang bằng đã giúp người đọc cảm nhận một cách dễ dàng , cụ thể về ngôi trường Mĩ Lí. Trong trí nhớ của cậu bé, khi bấy chim ghé vào, trường Mĩ Lí “là một nới xa lạ” và cái cảm giác còn đọng lại trong cậu chỉ là “cao ráo, sạch sẽ hơn các nhà trong làng”. Lần này, cậu đến trường để học, bởi thế, cậu bé thấy trường xinh xắn, và một chút lo sợ vẩn vơ, cậu lại cảm thấy trường “oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp” . Hình ảnh so sánh này thật chính xác nhưng cũng rất hồn nhiên. Bởi lẽ, đình làng thường là những nơi diễn ra những công việc quan trọng của làng, là chỗ của người lớn, bọn trẻ ít được vào. Vậy nên cậu mới có cảm giác trường Mĩ Lí “oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”.

Chưa dừng lại ở đó. Một hình ảnh so sánh nữa cũng rất gợi cảm khi cậu ví những học trò mới “như những con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quang trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ”. Qủa thật đúng với tâm trạng của cậu học trò mới bởi vì đến với trường học, cậu đến với những chân trời của ước mơ, hi vọng. Khát khao, muốn hòa mình vào bầu trời ấy nhưng vẫn còn “ngập ngừng, e sợ” bởi cậu chưa thật sự tự tin, và bởi đó là ngày đầu tiên đến trường. Hình ảnh so sánh cũng không mới , bởi vì người ta thường ví học trò như bầy chim non và sau những năm tháng miệt mài sách vở, bầy chim ấy đủ cứng cáp đôi cánh để bay vào bầu trời xanh cao rộng. Tuy nhiên, đứng trước những con chim non “bên bờ tổ” ấy ai cũng thấy chúng đáng thương, đáng yêu và thầm ước một ngày đàn chim ấy đủ khôn để rời tổ, góp tiếng ca làm đẹp cho cuộc đời. Bởi thế, phép so sánh làm tăng giá trị biểu đạt cho câu văn. Đồng thời đem đến cho ta những cảm nhận ngày một rõ ràng, cụ thể về tâm trạng ngày đầu đi học của Thanh Tịnh.

Thời gian trôi qua. “Tuổi” của những dòng hoài niệm và những người viêt những dòng hoài niệm ấy không còn trẻ nữa. Nhưng những cảm xúc trong tác phẩm vẫn tươi mới, trẻ trung như tâm hồn ta mỗi khi tựu trường. Những hình ảnh so sánh trong tác phẩm cũng vì thế mà chưa bao giờ già cũ.

 

Bình luận (0)
Lê Dung
12 tháng 9 2017 lúc 16:04

Em trình bày theo từng ý được không chị?

Bình luận (16)
Hiiiii~
12 tháng 9 2017 lúc 16:36

Chị ơi!

Nếu tham khảo ở đây thì có sao không ạ hoặc nếu như em làm mà ý như trên mạng thì không được tick ạ?

P/s: Em chỉ hỏi cho mấy bạn thôi chứ em không làm:P

Bình luận (0)
 Mashiro Shiina
12 tháng 9 2017 lúc 16:53

Phải là truyện gì mới đc chứ cj

Bình luận (5)
Linh Phương
12 tháng 9 2017 lúc 19:15

Trong Văn học 8 câu hỏi này tớ chỉ hỏi trong phạm vi các bạn đã học. Mk ko nói tên tác phẩm để các bạn vừa nhớ đc tên tác giả và tên tác phẩm để sau mà kiểm tra các bạn ko cần fai học mà cũng bt đc tác giả và tác phẩm Văn bản

Bình luận (1)
ChaosKiz
12 tháng 9 2017 lúc 21:34

sao lại có tận 2GP vậy chị

Bình luận (2)
ChaosKiz
12 tháng 9 2017 lúc 21:35

Sao lại có lấy 2GP vậy chị Linh Phương https://hoc24.vn/vip/phuonglinhhn

Bình luận (1)
Mikie Manako Trang
12 tháng 9 2017 lúc 22:22

Chị Linh Phương ơi, chuyện nào ạ

Bình luận (2)
Quang Kaito
22 tháng 9 2017 lúc 9:02

truyện gì mới biết mà trả lời chứ

Bình luận (0)
Trần Yến Nhi
12 tháng 11 2017 lúc 11:43

"Tôi đi học" là một truyện ngắn mang màu sắc hoài niệm của Thanh Tịnh. Ngoài cảm xúc dào dạt, tác giả đã sáng tạo nên một số hình ánh so sánh rất đẹp.

Tác giả đã so sánh và nhân hóa để viết nên những câu văn giàu hình tượng và biếu cảm: Những cảm giác trong sáng ấy là những kỉ niệm mơn man nao nức của buổi tựu trường ngày xưa không hề bị thời gian vùi lấp, trái lại, cứ mỗi dạ thu về, nó lại "nảy nở trong lòng" đem đến bao cảm xúc vui sướng, bổi hồi, tâm hồn như tươi trẻ lại, trong sáng hơn tựa như "mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bâu trời quang đãng".

Câu văn thứ hai có hình ảnh so sánh:

"Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngừng trên ngọn núi".

Buổi tựu trường, chú chỉ cầm hai quyển vở mới thế mà vẫn cảm thấy nặng "bàn tay ghì chặt" mà một quyển sách vẫn xệch vì chú quá hồi hộp. Mấy cậu học sinh khác ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa, trong lúc đó, mẹ chú lại cầm hộ bút thước cho chú. Cái ý nghĩ "chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước" được so sánh với "làn mây lướt ngang trên ngọn núi" đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt và ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên cùa nhân vật "tôi".

Câu văn thứ ba: "Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Áp".

Nhân vật "tôi" đã từng đi bẫy chim quyên, từng ghé lại trường một lần; lần ấy chú thấy trường "là một nơi xa lạ" "cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng". Nhưng lần này trường Mĩ Lí đã trở thành trường của chú nên chú mới cảm thấy "xinh xắn". Tâm trạng một học trò mới "lo sợ vẩn vơ" và bỡ ngỡ nên mới cảm thấy trường Mì Lí "oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp". Hình ảnh so sánh này cũng thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường.

Hình ảnh so sánh thứ tư là đặc sắc nhất. Tác giả đã lấy hình ảnh "con chim con đứng bên bở" so sánh với cậu học trò mới "bỡ ngỡ" nép bên người thân để làm nổi bật tâm lí của tuổi thơ trong buổi tựu trường vừa "ngập ngừng e sợ" vừa khao khát học hành, mơ ước bay tới những chân trời xa, chân trời ước mơ và hi vọng.

Hơn 60 năm đã trôi qua, những so sánh mà Thanh Tịnh đã sử dụng vẫn không bị sáo mòn, trái lại hình tượng và cảm xúc của những so sánh ấy vẫn còn duyên dáng, nhã thú.

Bình luận (0)
fairy tail
30 tháng 1 2018 lúc 20:54

Ôn tập ngữ văn lớp 8Ôn tập ngữ văn lớp 8Ôn tập ngữ văn lớp 8Ôn tập ngữ văn lớp 8

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
dan nguyen chi
Xem chi tiết
phạm hương trà
Xem chi tiết
An Hoàng
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
phạm hương trà
Xem chi tiết
*** Lynk My ***
Xem chi tiết
Nguyễn Tường Vy
Xem chi tiết
Luong Minh Khang
Xem chi tiết
Nguyen Phuong
Xem chi tiết