Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp cùng pha A và B cách nhau 24,5 cm. Tốc độ truyền sóng 0,8 m/s. Tần số dao động của hai nguồn A, B là 10 Hz. Gọi (C) là đường tròn tâm O nằm trên mặt nước (với O là trung điểm của AB) và có bán kính R = 14 cm. Trên (C) có bao nhiêu điểm dao động với biên độ lớn nhất?
A.5.
B.10.
C.12.
D.14.
Tại hai điểm A, B trên mặt chất lỏng cách nhau 14.5cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình \(u_{1}=a\cos40\pi t\)cm và \(u_{2}=a\cos(40\pi t+\pi)cm\) .Tốc độ truyền sóng trên bề mặt chất lỏng là 40cm/s. Gọi E,F,G là 3 điểm trên đoạn AB sao cho AE = EF = FG = GB. Số điểm dao động cực đại trên đoạn AG là bao nhiêu?
A.11.
B.12.
C.10.
D.9.
Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1, S2 cách nhau 13 cm dao động cùng pha. Biết sóng đó do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 50 Hz, vận tốc truyền sóng v = 2 m/s. Một đường tròn bán kính R = 3 cm có tâm tại trung điểm của S1S2, nằm trong mặt phẳng chứa các vân giao thoa. Số điểm dao động cực đại trên đường tròn là
A.5.
B.8.
C.10.
D.12.
Trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp cùng pha A, B cách nhau 6 cm, bước sóng λ = 6 mm. Xét hai điểm C, D trên mặt nước tạo thành hình vuông ACDB. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn CD là
A.6.
B.7.
C.8.
D.9.
mn làm hộ bài này đi .....
Trên mặt nước tại hai điểm S1 và S2 cách nhau 33,8 cm có hai nguồn kết hợp dao động cùng
pha, phát ra bước sóng λ = 4 cm. Cho (C) là đường tròn tâm S1 bán kính S1S2, Δ là đường thẳng
vuông góc với S1S2 đi qua S1. Điểm trên đường tròn (C) dao động với biên độ cực đại cách Δ một
đoạn ngắn nhất là:
Dùng một âm thoa có tần số rung là f = 100 Hz tạo ra tại hai điểm \(S_{1},S_{2}\)trên mặt nước hai nguồn sóng cùng biên độ, ngược pha. Khoảng cách giữa 2 nguồn \(S_{1},S_{2}\) là 16.5 cm. Kết quả là tạo ra các gợn sóng hình hyperbol, khoảng cách ngắn nhất giữa hai gợn lồi liên tiếp là 2 cm. Số gợn lồi, lõm xuất hiện giữa \(S_{1},S_{2}\)là
A.7 và 8.
B.9 và 10.
C.14 và 15.
D.9 và 8
Hai nguồn phát sóng cơ học trên bề mặt chất lỏng với phương trình lần lượt là \(u_{1}=a\cos(10\pi t+ \frac{\pi}{2})cm,\)và \(u_{2}=a\cos(10\pi t)cm.\)Vận tốc truyền sóng v = 12cm/s. Xét các điểm M trên bề mặt chất lỏng có NA = 16cm, NB = 23cm và điểm N trên bề mặt chất lỏng có NA = 26cm, NB = 14cm. Hỏi có bao nhiêu vân cực đại, cực tiểu trong đoạn MN?
A.8 vân cực đại, 9 vân cực tiểu.
B.9 vân cực đại, 9 vân cực tiểu.
C.8 vân cực đại, 8 vân cực tiểu.
D.9 vân cực đại, 8 vân cực tiểu.
Hai nguồn sóng S1S2 cùng phương, cùng pha và cùng biên độ, cách nhau 25 cm phát sóng có tần số f = 40 Hz vận tốc truyền sóng v = 2 m/s. Số gợn giao thoa cực tiểu và số giao thoa cực đại trên đoạn S1S2 là
A.11 và 10.
B.10 và 11.
C.11 và 11.
D.9 và 10.
Tại hai điểm A,B cách nhau 16 cm trên mặt nước, dao động cùng tần số 50 Hz, cùng pha, vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 100 cm/s. Trên AB số điểm dao động cực đại là
A.14 điểm.
B.15 điểm.
C.13 điểm.
D.16 điểm.