Câu 11: Mắt có thể nhìn rõ những vật đặt phía sau tấm kính mỏng, nhưng nếu tấm kính càng dày thì càng khó nhìn. Khi tấm kính dày lên một mức nào đó thì mắt không thể nhìn được những vật đặt phía sau. Hãy giải thích vì sao như vậy? Chú ý rằng tấm kính vẫn là vật trong suốt.
Câu 12: Vào mùa hè, khi đi ôtô trên mặt đường nhựa, nhìn từ phía xa trên mặt đường ta có cảm giác như mặt đường có nước. Em hãy giải thích hiện tượng trên .
Câu 13: Một học sinh cho rằng khi xảy ra hiện tượng nhật thực thì tất cả mọi người đứng trên trái đất đều có thể quan sát được. Theo em nói như thế có đúng không, vì sao?
Câu 11:
Vì ánh sáng truyền qua kính trong suốt, một phần ánh sáng bị hấp thụ, nếu chiều dày của kính trong suốt quá lớn, ánh sáng phát ra có thể bị hấp thụ hết, không truyền tới mắt ta được và mắt không thể nhìn thấy các vật đặt phía sau kính.
Câu 12:
Có 3 cách giải thích:
C1
Mặt đường nhựa nóng, không khí tại gần mặt đất có nhiệt độ cao hơn không khí trên cao, dẫn đến chiết suất không khí tăng theo độ cao, các tia sáng từ bầu trời xanh có thể được khúc xạ toàn phần đến mắt người quan sát. Do không khí luôn có các dòng đối lưu gây nhiễu loạn chiết suất, hình ảnh thu được luôn dao động như khi nhìn hình ảnh bầu trời phản xạ từ mặt nước vậy nên ta có thể nhìn như thấy vũng nước trên đường.
C2
Khi ánh nắng mặt trời chiếu vào nền đường (đặc biệt là đường nhựa) hiện tượng hấp thụ ánh sáng rất mạnh vì ánh sáng trắng nền đường đen. nhiệt độ chênh lệch giữa phần trên nền đường và không khí là rất cao . không khí sẽ loãng ra nhanh chóng và gây ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Khi trời nắng mặt đất hấp thụ nhiệt mạnh hơn không khí. Lớp không khí gần mặt đất sẽ có nhiệt độ cao hơn bên trên, do vậy sẽ nhẹ hơn và đối lưu lên, đồng thời làm cho chiết suất của không khí gần mặt đất thay đổi (giảm). Vì thế, những hôm nắng to, chúng ta tưởng vũng nước trước mặt nhưng lại gần thì không thấy
C3
Lý giải đơn giản là vì những phần mặt đường có độ phẳng, nhẵn lớn do quá trình lu khi thi công và lớp nhựa no trong bê tông nhựa nó sẽ bị nhiệt độ cao của thời tiết và độ mài mòn của lốp các phương tiện giao thông tạo ra độ phẳng bóng phản xạ ánh sáng tương đối. Vì chỉ xuất hiện trên đường nhựa,những vũng đường lõm và rỗ thì không có hiện tượng này.
Câu 13:
Nói như vậy là không đúng. Trong khi xảy ra hiện tượng nhật thực, chỉ có những người đứng trong vùng bóng tối của Mặt Trăng nên Trái Đất và những người đứng trong vùng lân cận (vùng nửa tối) mới có thể quan sát được hiện tượng nhật thực, những người không đứng trong vùng này thì không thể quan sát được hiện tượng nhật thực.
Chúc bạn học tốt!
Câu 11:
Ánh sáng truyền qua kính trong suốt, một phần ánh sáng bị hấp thụ, nếu chiều dày của kính trong suốt quá lớn, ánh sáng phát ra có thể bị hấp thụ hết, không truyền tới mắt ta được và mắt không thể nhìn thấy các vật đặt phía sau kính.
Câu 12:
Khi ánh nắng mặt trời chiếu vào nền đường (đặc biệt là đường nhựa) hiện tượng hấp thụ ánh sáng rất mạnh vì ánh sáng trắng nền đường đen. nhiệt độ chênh lệch giữa phần trên nền đường và không khí là rất cao . không khí sẽ loãng ra nhanh chóng và gây ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Khi trời nắng mặt đất hấp thụ nhiệt mạnh hơn không khí. Lớp không khí gần mặt đất sẽ có nhiệt độ cao hơn bên trên, do vậy sẽ nhẹ hơn và đối lưu lên, đồng thời làm cho chiết suất của không khí gần mặt đất thay đổi (giảm). Vì thế, những hôm nắng to, chúng ta tưởng vũng nước trước mặt nhưng lại gần thì không thấy
Câu 13 :
Không bạn nhé, vì khi nhật thực xảy ra thì mặt trăng ở giữa trái đất với mặt trời, và nó chỉ che khuất 1 phần trên mặt đất, những phần khác không bị che khuất thì người ở trên trái đất không quan sát được.