Bài 28 : Ôn tập

Hạ Cửu Nhi

Câu 1: Vì sao nói, chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc đối với nước ta là chính sách thâm độc nhất?

Gợi ý: Chính sách đồng hóa là đưa người Hán sang ở cùng với dân ta, bắt nhân dân ta học chữ Hán, bắt dân ta học phong tục của người Hán, theo đạo Nho…vv

Câu 2 : Theo em, vua Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa gì?

Câu 3 : Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

Thảo Phương
28 tháng 4 2020 lúc 20:52

Câu 1: Vì sao nói, chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc đối với nước ta là chính sách thâm độc nhất?

Vì đây là chính sách làm cho chúng ta quên mất tiếng nói của tổ tiên,quên các phong tục tập quán, muốn xóa bỏ đi nền văn hóa của người Việt, cuối cùng chúng ta sẽ trở thành người Hán như chúng.Khi đó con cháu ta, cũng có khi chính chúng ta cứ ngỡ mình là người Hán, chúng ta sẽ không chống lại chính quyền Hán . Lúc đó, chúng sẽ dễ dàng điều khiển chúng ta và sáp nhập nước ta vào nước chúng. Làm nước ta không có mặt trên thế giới, mở rộng lãnh thổ của chúng.

Câu 2 : Theo em, vua Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa gì?

- Thể hiện ước muốn của Lý Bí, của nhân dân ta mong muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn.

- Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.
Câu 3 : Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

Diễn biến:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Kết quả: Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.

Ý nghĩa : -Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.

- Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.

- Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

-Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.



Bình luận (0)
Phúc
28 tháng 4 2020 lúc 21:12

Câu 1: Vì sao nói, chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc đối với nước ta là chính sách thâm độc nhất?

Vì sao nói chính sách đồng hóa của bọn đô hộ phong kiến phương Bắc là chính sách thâm độc nhất? Vì đây là chính sách làm cho chúng ta quên mất tiếng nói của tổ tiên. Lúc đó, chúng sẽ dễ dàng điều khiển chúng ta và sáp nhập nước ta vào nước chúng. Làm nước ta không có mặt trên thế giới, mở rộng lãnh thổ của chúng.

Câu 2 : Theo em, vua Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa gì?

Việc đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa:

- Thể hiện ước muốn của Lý Bí, của nhân dân ta mong muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn.

- Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.

Câu 3 : Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

* Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :

- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.

- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).

- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

* Ý nghĩa :

- Đây là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc.

- Tiếp tục củng cố và giữ vững nền độc lập.

- Mở ra thời kì phát triển đất nước.

Bình luận (0)
❤ ~~ Yến ~~ ❤
29 tháng 4 2020 lúc 8:20

C1:

Vì đây là chính sách làm cho chúng ta quên mất tiếng nói của tổ tiên. Lúc đó, chúng sẽ dễ dàng điều khiển chúng ta và sáp nhập nước ta vào nước chúng. Làm nước ta không có mặt trên thế giới, mở rộng lãnh thổ của chúng.

C2:

Vì từ "Vạn Xuân" thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, đất nước. Khẳng định ý chí dành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như vạn mùa xuân.

C3:

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

Kết quả:

Với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 này, nhà Nam Hán đã hoàn toàn từ bỏ giấc mộng xâm lược Đại Việt. Sau đó, vào năm 939, Ngô Quyền chính thức lên ngôi vua và lấy danh xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô và chọn Cổ Loa làm nơi đóng đô.
Ý nghĩa :
- Đây là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc.
- Tiếp tục củng cố và giữ vững nền độc lập.
- Mở ra thời kì phát triển đất nước.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hà Thị Phương Nga
Xem chi tiết
nguyen thi kim truc
Xem chi tiết
Sun Sunny
Xem chi tiết
Ɲɠọç⁀²ᵏ⁹
Xem chi tiết
Linh Trần
Xem chi tiết
Huỳnh Trần Thanh Tuyền
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo  Linh
Xem chi tiết
Thiên Phúc
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo  Linh
Xem chi tiết