Câu 1: Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước?
Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).
TK :
Câu 1 :
Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm "Tắt Đèn" của Ngô Tất Tố là một biểu tượng sâu sắc của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. Chị Dậu được miêu tả là người phụ nữ nông dân nghèo khổ, chịu đựng nhiều áp bức và bất công từ xã hội phong kiến thời bấy giờ. Tuy nhiên, chị lại sở hữu một tâm hồn mạnh mẽ và một ý chí kiên cường không khuất phục trước số phận.
Chị Dậu thể hiện tình thương vô bờ bến dành cho chồng và con cái, sẵn sàng hy sinh và chấp nhận những đau khổ để bảo vệ gia đình mình. Điểm nổi bật nhất của chị Dậu là sự vùng lên mạnh mẽ trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", khi chị đã dám đứng lên chống lại bọn cai lệ để bảo vệ chồng mình. Hành động này không chỉ thể hiện lòng dũng cảm mà còn là biểu hiện của tinh thần đấu tranh chống lại sự áp bức, bất công.
Chị Dậu cũng là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam hiền lành, thật thà, chăm chỉ làm ăn, luôn yêu thương và quan tâm đến chồng. Nhưng khi hoàn cảnh đẩy đến bước đường cùng, chị đã thể hiện sức mạnh tiềm ẩn, sẵn sàng đánh đổ mọi rào cản để bảo vệ những người thân yêu của mình.
Qua nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã phản ánh một cách chân thực và sâu sắc cuộc sống cùng khổ của người nông dân dưới ách thống trị của chế độ phong kiến, đồng thời bày tỏ lòng cảm phục đối với sức mạnh nội tâm và ý chí phản kháng của người phụ nữ. Chị Dậu không chỉ là một nhân vật tiêu biểu trong văn học mà còn là nguồn cảm hứng cho những ai đang tìm kiếm sức mạnh để vượt qua khó khăn và đấu tranh cho công lý.
Câu 2 :
Xây dựng kế hoạch nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng .
- Mục tiêu:
Xây dựng và phát triển văn hóa đọc là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Đó cũng là hành trình giúp học sinh tự khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, góp phần vào quá trình hình thành nhân cách, bồi đắp tâm hồn, bồi dưỡng và thắp sáng ước mơ, lý tưởng cho người học.
- Đối tượng hưởng lợi: Học sinh
- Nội dung công việc thực hiện:
Đổi mới hoạt động thư viện là yêu cầu cấp thiết hàng đầu để phát triển văn hóa đọc trong trường học. Hình thức tổ chức và hoạt động thư viện cần được thường xuyên nghiên cứu để đổi mới, sáng tạo. Tạo không gian xanh để quá trình đọc sách diễn ra thuận lợi hơn, học sinh có nhiều cảm hứng và sự yên tĩnh để thẩm thấu giá trị mà sách mang lại. Cán bộ thư viện cần năng động, cập nhật, lựa chọn, bổ sung các đầu sách phù hợp tạo nên kho sách đa dạng, phong phú, sắp xếp sách khoa học theo từng chủ đề, từng mảng cụ thể để học sinh dễ dàng tra cứu và lựa chọn. Tổ chức các tiết đọc hiệu quả tại thư viện, nếu điều kiện phù hợp có thể tổ chức trại đọc để thu hút học sinh tham gia. Tổ chức các cuộc thi quay video, giới thiệu sách nhằm mang đến sân chơi hấp dẫn, thú vị, tránh đơn điệu, nhàm chán. Mỗi tháng, nhân viên thư viện phối hợp với giáo viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên Ngữ văn, tùy theo từng chủ đề, chủ điểm, lựa chọn các cuốn sách hay, giàu ý nghĩa để giới thiệu cho học sinh, hướng dẫn các em phương pháp đọc sách hiệu quả. Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam và ngày văn hóa đọc, các nhà trường cần tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú để tôn vinh giá trị của sách, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách đến học sinh, phụ huynh và các tầng lớp nhân dân để sách thực sự đi vào đời sống, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Các cuộc thi như giới thiệu sách, tìm hiểu về nhà văn và tác phẩm, kể chuyện theo sách…sẽ là những diễn đàn ý nghĩa để chúng ta xây dựng, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.Bên cạnh đó, thông qua đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học để xây dựng và phát triển văn hóa đọc cũng là một giải pháp quan trọng. Giáo viên xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh phương pháp đọc sách nhằm trau dồi tri thức, làm giàu có thêm vốn sống, vốn hiểu biết và những trải nghiệm quý giá. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật đọc hiệu quả, cách sử dụng kết quả đọc, cách lập thư mục tài liệu tham khảo…Dạy cách đọc sách là một cách thức dạy học sinh tự học, tự phát huy tiềm năng, tự phát triển toàn diện theo nhu cầu, sở thích của mỗi cá nhân. Theo tinh thần “chuyển giao nhiệm vụ học tập cho mỗi học sinh”, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo, sử dụng thêm các ngữ liệu từ sách, báo, tạp chí để học sinh chủ động khai thác thông tin, giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách sáng tạo, hứng thú. Đối với mỗi môn học, giáo viên cần có kế hoạch hướng dẫn học sinh đọc thêm sách báo nào, loại nào để củng cố kiến thức, loại nào để mở rộng, nâng cao…
- Kết quả đạt được: Trau dồi thói quen đọc sách.
Nhiều cuốn sách hay đã được nhân rộng đến cộng đồng
đây là bài thi văn hóa đọc đko ? tui còn đang đơ , dài quá thì lười viết , mà ngắn quá thì cô chửi =))