Các thành phần tự nhiên của đất

Nguyễn Thị Lan Anh

Câu 1: Trình bày các nhân tố của hình thành đất? Trong sản xuất nông nghiệp con người có những biện pháp gì để tăng độ phì cho đất.

Câu 2 : Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào? Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào ?

Câu 3 : a) Khi đo nhiệt độ không khí cần lưu ý điều gì?

b) Cách tính nhiệt độ trình bày 1 ngày tại 1 địa phương

Câu 4: a) Cách trọng lượng mưa trong năm (dựa vào bảng số liệu)

b) Cách tính tổng lượng mưa trong mùa mưa (dựa vào bảng số liệu)

m.n giúp mình nha , mình gần thi rồi. Cảm ơn!

Thảo Phương
16 tháng 5 2018 lúc 18:40

1.

Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :
1. Đá mẹ
Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
2. Khí hậu
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
Khí hậu ảnh hưởng; gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.
3. Sinh vật
Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất : thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.
4. Địa hình
Ớ vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
6. Con người.

Các biện pháp làm tăng độ phì của đất: 1/ Trồng xen canh các loại cây ví dụ : khi trồng lúa xong ta có thể trồng các loại đậu, rau màu...v...v trồng các loại đậu như đậu nành, đậu xanh sẽ làm tăng vi sinh vật cố định đạm trong đất tăng độ phì nhiêu cho đất
2/ Sau khi thu hoạch xong phải cày ải phơi đất thật lâu để cho đất có độ tơi xốp và thoáng khí. .
3/ Tăng cường bón các loại phân chuồng hoai mục, hạn chế bón phân hóa học nhiều sẽ làm cho đất chai và tăng độ axit (đất sẽ mặn hơn)
4/ Bón vôi cho đất để diệt khuẩn và làm giảm độ axit (nếu có)


Bình luận (0)
Thảo Phương
16 tháng 5 2018 lúc 18:41

2.Thời tiết khác khí hậu ở chỗ: Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương, còn khí hậu là tình hình lặp đi lặp lại của những kiểu thời tiết riêng biệt ở một địa phương trong một thời gian dài. Nói khác đi, khí hậu là chế độ thời tiết của một địa phương trong nhiều năm.

Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chứa hơi nước của ko khí. nhiệt độ ko khí cag cao lượng hơi nước chứa đc cag nhiều nhưng nó cũng có hạn
=>Khi ko khí đã chứa đc lượng hơi nc nhât định thì ta sẽ nói là ko khí đã bão hoà hơi nước

Bình luận (0)
Thảo Phương
16 tháng 5 2018 lúc 18:44

Câu 3 : a) Khi đo nhiệt độ không khí cần lưu ý ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m.

- Không nên để ngoài trời nắng vì để ngoài nắng nhiệt độ tăng cao đo không chính xác
- Phải để cách mặt 2m vì khi nắng chiếu xuống đất làm đất nóng lên rồi sau đó đất bức xạ nhiệt lên làm nhiệt độ ở những độ cao 2m trở xuống nóng lên, vì vậy đo nhiệt không chính xác.

b)Tính nhiệt độ trung bình ngày :

\(\dfrac{\text{Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày}}{\text{số lần đo}}\)

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Thy
16 tháng 5 2018 lúc 20:39

Câu 1: Trình bày các nhân tố của hình thành đất?

- Đá mẹ: nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất.
+ Những loại đất hình thành trên đá mẹ granit thường có màu xám, chua và nhiều
cát.
+ Những loại đất hình thành trên đá mẹ badan hoặc đá vôi thường có màu nâu
hoặc đỏ, chứa nhiều chất làm thức ăn cho cây trồng → đất tốt cho nông nghiệp.
- Sinh vật: nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.
- Khí hậu: đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa. Gây thuận lợi hoặc khó kăn cho quá
trình phân giải chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.
-Ngoài ra sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian.

Trong sản xuất nông nghiệp con người có những biện pháp gì để tăng độ phì cho đất.

+ Trồng cây họ đậu ,họ lạc
+ Bón phân hữu cơ,làm tơi đất
+ Luân canh cây trồng
+ Tưới tiêu hợp lí

Câu 2 : Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?

Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương, còn khí hậu là tình hình lặp đi lặp lại của những kiểu thời tiết riêng biệt ở một địa phương trong một thời gian dài. Nói khác đi, khí hậu là chế độ thời tiết của một địa phương trong nhiều năm.

Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào ?

Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều. Tuy vậy sức chứa chỉ có hạn. Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa thì không khí đã bão hoà hơi nước.

Ví dụ:

- Nhiệt độ 0°c lượng hơi nước tối đa trong không khí là 2g/m3.

- Nhiệt độ 30°c lượng hơi nước tối đa trong không khí là 30g/m3.

Câu 3 : a) Khi đo nhiệt độ không khí cần lưu ý điều gì?

- Không nên để ngoài trời nắng vì để ngoài nắng nhiệt độ tăng cao đo không chính xác

- Phải để cách mặt 2m vì khi nắng chiếu xuống đất làm đất nóng lên rồi sau đó đất bức xạ nhiệt lên làm nhiệt độ ở những độ cao 2m trở xuống nóng lên, vì vậy đo nhiệt không chính xác.

b) Cách tính nhiệt độ trình bày 1 ngày tại 1 địa phương

Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày / số lần đo

Bình luận (0)
Đạt Trần
16 tháng 5 2018 lúc 22:34

Câu 1:

Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :
1. Đá mẹ
Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
2. Khí hậu
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
Khí hậu ảnh hưởng; gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.
3. Sinh vật
Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất : thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.
4. Địa hình
Ớ vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
6. Con người.
Biện pháp:

1/ Trồng xen canh các loại cây ví dụ : khi trồng lúa xong ta có thể trồng các loại đậu, rau màu...v...v trồng các loại đậu như đậu nành, đậu xanh sẽ làm tăng vi sinh vật cố định đạm trong đất tăng độ phì nhiêu cho đất
2/ Sau khi thu hoạch xong phải cày ải phơi đất thật lâu để cho đất có độ tơi xốp và thoáng khí. .
3/ Tăng cường bón các loại phân chuồng hoai mục, hạn chế bón phân hóa học nhiều sẽ làm cho đất chai và tăng độ axit (đất sẽ mặn hơn)
4/ Bón vôi cho đất để diệt khuẩn và làm giảm độ axit (nếu có)

Bình luận (0)
Đạt Trần
16 tháng 5 2018 lúc 22:35

Câu 2:Ý 1: Khác ở điểm: Thời tiết khác khí hậu ở chỗ: thời tiết chỉ được biểu hiện trong một thời gian ngắn (vd 1 ngày), còn khí hậu được biểu hiện trong một thời gian dài. Thời tiết có tính chất thay đổi thường xuyên còn khí hậu thường không thay đổi nhiều trong thời gian dài.

Ý 2:Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chứa hơi nước của ko khí. nhiệt độ ko khí cag cao lượng hơi nước chứa đc cag nhiều nhưng nó cũng có hạn
=>Khi ko khí đã chứa đc lượng hơi nc nhât định thì ta sẽ nói là ko khí đã bão hoà hơi nước

Bình luận (0)
Đạt Trần
16 tháng 5 2018 lúc 22:38

Câu 3: a_Lưu ý:

– Đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế.
– Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m

b_Cách tính:

-Đo nhiệt độ ngày trong 3 lần qua các giờ 5h, 13h, 21h.

-Cộng lại rồi chia cho 3

Bình luận (0)
Đạt Trần
16 tháng 5 2018 lúc 22:39

Câu 4:

a) Tính tổng lượng mưa các tháng trong năm rồi chia cho 12

b) Tính tổng lượng mưa của các tháng trong mùa mưa là được

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phạm Khánh Linh
Xem chi tiết
Linh nguyen thuy
Xem chi tiết
Kha La Na
Xem chi tiết
Trần Mai
Xem chi tiết
lê bảo ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc phương Uyên
Xem chi tiết
Trần Linh
Xem chi tiết
Bạch Dương Phạm
Xem chi tiết
Hồ Võ Bảo Anh
Xem chi tiết