Tham khảo
Câu 1.
- Là tổng hợp những giá trị tinh thần (hệ tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp …) được hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Là tài sản tinh hoa của thế hệ trước chuyển giao cho thế hệ sau và thế hệ sau có trách nhiệm gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy.
Câu 2.
* Truyền thống yêu nước: nhân dân ta có một lòng yêu nước mãnh liệt, truyền thống ấy được truyền lại cho thế hệ sau bằng những câu hát, lời ru; nuôi nấng tình yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam. Truyền thống yêu nước của Việt Nam lại bùng nổ mãnh liệt khi đất nước rơi vào tình trạng chiến tranh, lòng yêu nước tập hợp thành sức mạnh của toàn thể đánh bại hết bè lũ xâm lược.
* Truyền thống bất khuất, kiên chung đánh thắng giặc ngoại xâm: người Việt Nam nhỏ bé mà kiên chung là thế, những anh hùng dám hy sinh thân mình vì cách mạng khi tuổi đời còn rất nhỏ, trong thời bình truyền thống bất khuất này vẫn không hề bị phai nhạt khi hằng năm rất nhiều chiến sĩ xung phong ra đảo xa, nơi địa đầu tổ quốc để thực hiện nhiệm vụ gìn giữ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ.
* Truyền thống tôn sư, trọng đạo: đất nước chúng ta có ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 để tôn vinh những “người lái đò” hằng năm. Một người làm thầy dù ở đâu cũng đáng nhận được sự tôn trọng.
* Truyền thống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ: Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn đặt chữ “hiếu” làm cốt lõi phát triển của một con người. Bố mẹ hiếu thảo với ông bà, con cái nhìn vào đó cũng lấy điều đó làm gương mà trở thành một người sống có tình nghĩa và giàu lòng nhân ái.
* Truyền thống cần cù lao động: người Việt luôn cần cù sáng tạo trong lao động, lao động không quản ngại khó khăn, trong quá khứ sự cần cù lao động của người Việt được thể hiện qua việc vừa tạo ra lương thực nuôi sống gia đình vừa tham gia vào sản xuất để cung ứng cho tiền tuyến đang làm nhiệm vụ. Thời bình, truyền thống cần cù lao động của người Việt được thể hiện qua sự không ngừng nỗ lực tìm ra các cách làm hay, sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, tạo được ra nhiều thành quả xây dựng một cuộc sống tốt đẹp và đóng góp cho cộng đồng.
* Truyền thống hiếu học: Truyền thống này thể hiện một cách rõ ràng nhất ở những nơi vùng sâu, vùng xa, khi điều kiện cơ sở vật chất còn vô cùng khó khăn. Những đứa trẻ phải đi xa hàng cây số, vượt qua mấy con suối, con mương mới có thể tới trường học chữ.
* Truyền thống đoàn kết: Đoàn kết là một giá trị văn hóa truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được hình thành và phát triển trong lịch sử đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước.
Câu 3.
Biểu hiện của lòng tự hào của các truyền thống của dân tộc được thể hiện thông qua thái độ, lời nói, việc làm,… giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc.
Câu 1:
-Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống cao đẹp được ông cha ta hun đúc và lưu truyền qua bao thế hệ. Những truyền thống ấy không chỉ tạo nên bản sắc riêng biệt của dân tộc mà còn góp phần định hướng cho thế hệ sau phát triển nhân cách, gìn giữ cội nguồn
Câu 2:
-Đó có thể là truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết-thể hiện qua hành động đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và sự đoàn kết của nhân dân trong mọi hoàn cảnh
-Tinh thần hiếu học cũng là một nét đẹp đáng quý, giúp dân tộc ta không ngừng vươn lên trong tri thức và phát triển
- Ngoài ra, truyền thống tôn sư trọng đạo thể hiện sự kính trọng đối với thầy cô, những người có công dạy dỗ
- Đặc biệt, lòng nhân ái, tương thân tương ái cũng là một phẩm chất cao đẹp, giúp con người sống chan hòa, biết giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn
=> Những truyền thống ấy đã và đang trở thành nền tảng quan trọng góp phần xây dựng một xã hội văn minh, giàu tình người
Câu 3:
Lòng tự hào về các truyền thống dân tộc được thể hiện qua nhiều hành động và suy nghĩ tích cực trong cuộc sống
- Trước hết, đó là sự trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông, như giữ gìn tiếng Việt, tôn trọng phong tục, tập quán và tham gia các lễ hội truyền thống,....
-Bên cạnh đó, mỗi người cần học tập, rèn luyện để góp phần làm rạng danh dân tộc, tiếp nối tinh thần hiếu học, sáng tạo của cha ông
- Ngoài ra, lòng tự hào dân tộc còn thể hiện qua việc tôn vinh những nhân vật lịch sử, những tấm gương anh hùng đã cống hiến cho đất nước
Khi biết giữ gìn, bảo vệ và lan tỏa những giá trị truyền thống ấy, mỗi người không chỉ thể hiện lòng tự hào mà còn góp phần xây dựng một đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh
Câu 1: Theo em, truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị, phong tục, tập quán, đạo lý và lối sống được hình thành, gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của một quốc gia.
Câu 2: Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như là: yêu nước, hiếu thảo, tôn sư trọng đạo, đoàn kết, cần cù lao động, tương thân tương ái, hiếu học và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 3: Lòng tự hào về truyền thống dân tộc được thể hiện qua việc tôn trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp đó trong cuộc sống. Cụ thể, mỗi người có thể thể hiện lòng tự hào bằng cách học tập, rèn luyện đạo đức, tham gia các hoạt động bảo tồn văn hóa, tìm hiểu lịch sử nước nhà và giới thiệu truyền thống dân tộc đến bạn bè quốc tế.
Câu 1:
Theo em, truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị văn hóa, phẩm chất và hành động mang tính tích cực, bền vững được các thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Những truyền thống này góp phần xây dựng và phát triển đất nước, giúp giữ gìn bản sắc dân tộc, đồng thời nuôi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Câu 2:
Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là:
Uống nước nhớ nguồn – Tri ân, tôn vinh những người có công với cách mạng, các anh hùng liệt sĩ.
Tương thân tương ái – Giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với những người xung quanh, đặc biệt là trong cộng đồng.
Lòng yêu nước – Luôn hướng về Tổ quốc, bảo vệ và phát triển đất nước.
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ – Tôn trọng, yêu thương và chăm sóc những người lớn tuổi trong gia đình.
Lễ nghĩa, kính trọng người già – Thể hiện sự tôn trọng đối với những người đi trước.
Câu 3:
Biểu hiện của lòng tự hào về các truyền thống dân tộc có thể được thể hiện qua:
Hành động cụ thể như tham gia các hoạt động tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ, thăm các di tích lịch sử, bảo tồn văn hóa dân tộc.
Tôn trọng và bảo vệ bản sắc văn hóa: Giữ gìn các phong tục, lễ hội truyền thống, trang phục dân tộc, và ẩm thực.
Học tập và làm việc tốt: Cống hiến cho xã hội, làm gương mẫu trong học tập và lao động để phát triển đất nước.
Giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống như tôn trọng gia đình, cộng đồng, và đồng bào.
Khẳng định giá trị dân tộc trong cộng đồng quốc tế: Tự hào khi giới thiệu về lịch sử, văn hóa và các thành tựu của dân tộc mình trong các sự kiện quốc tế.
Câu 1: Theo em, truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức tốt đẹp đã được hình thành, giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng của một dân tộc.
Câu 2: Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:
Yêu nước, kiên cường bất khuất (trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm).
Hiếu thảo, kính trọng ông bà, cha mẹ.
Tôn sư trọng đạo (kính trọng thầy cô, coi trọng việc học).
Lá lành đùm lá rách (tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau lúc khó khăn).
Chăm chỉ, cần cù, sáng tạo trong lao động và học tập.
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc (như áo dài, lễ hội, ẩm thực truyền thống).
Câu 3: Biểu hiện của lòng tự hào về các truyền thống dân tộc:
Trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp.
Học hỏi và tiếp nối những đức tính quý báu của cha ông.
Tuyên truyền, giới thiệu văn hóa, lịch sử của dân tộc đến bạn bè trong và ngoài nước.
Tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, lễ hội truyền thống.
Ứng xử lịch sự, văn minh, thể hiện lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc.