câu 1 . Vũ Nương là nhân vật trung tâm của truyện. Để khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương, tác giả đã đặt nhân vật này vào những hoàn cảnh khác nhau để miêu tả.
Trước hết, tác giả đặt nhân vật vào mối quan hệ vợ chồng trong cuộc sống hằng ngày: "Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức."; trong hoàn cảnh này, Vũ Nương đã "giữ gìn khuôn phép, không từng lần nào vợ chồng phải đến thất hoà.".
Tiếp đến, tác giả đặt Vũ Nương vào trong tình huống chia li để nhân vật này bộc lộ tình nghĩa thắm thiết của mình với chồng: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. […] Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.".
Hoàn cảnh thứ ba: xa chồng, nuôi con nhỏ, chăm sóc mẹ già; trong hoàn cảnh này, Vũ Nương là một người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết: "Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.", một người mẹ hiền, dâu thảo, ân cần, hết lòng chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau: "Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.", thương yêu, lo lắng chu toàn: khi mẹ chồng mất "Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.".
Một hoàn cảnh quan trọng khác, đó là tình huống Vũ Nương bị chồng nghi oan. Trong tình huống này, khí tiết, phẩm hạnh của Vũ Nương được bộc lộ một cách rõ nét. Chú ý phân tích các lời thoại của Vũ Nương với chồng và lời nói trước khi tự vẫn để thấy được tính cách tốt đẹp của nhân vật này. Qua những lời tự minh oan cho mình, thuyết phục chồng, lời than thở đau đớn vì oan nghiệt, Vũ Nương đã bộc lộ khao khát về tình yêu, hạnh phúc gia đình như thế nào? Tại sao Vũ Nương lại phải trẫm mình tự vẫn? Hành động này cho thấy lòng tự trọng, ý thức giữ gìn danh dự, tiết hạnh ở người phụ nữ này ra sao?
Tóm lại, bằng cách đặt nhân vật vào những hoàn cảnh, tình huống khác nhau, tác giả đã khắc hoạ đậm nét một nhân vật Vũ Nương hiền thục, một người vợ thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, một người con dâu hiếu thảo, hết lòng vì cha mẹ, gia đình, đồng thời cũng là người phụ nữ coi trọng danh dự, phẩm hạnh, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình.
câu 2
Nỗi oan của Vũ Nương được diễn tả rất sinh động, như một màn kịch ngắn có tạo tình huống, xung đột, thắt nút, mở nút… Học sinh phải nêu được các nguyên nhân sau:
1. Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng:
(Trương Sinh “xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về” và khi giãi bày cùng chồng VŨ NƯƠNG nói “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”).Sự cách bức ấy đã tạo nên một cái thế cho Trương Sinh, bên cạnh cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ phong kiến.
2. Tính cách của Trương Sinh:
“Trương Sinh có tính đa nghi,đối với vợ phòng ngừa quá sức”. Thêm nữa, tâm trạng của chàng khi đi lính về có phần nặng nề, không vui (mẹ mất)
3. Tình huống bất ngờ:
Đó là lời nói của đứa trẻ ngây thơ chứa đầy những điêù đáng ngờ. Thoạt đầu là sự ngạc nhiên của nó khi thấy mình có đến 2 người cha, một người biết nói còn một người “chỉ nín thin thít”. Khi bị gặng hỏi nó mới nói thêm có “một người đàn ông đêm nào cũng đến,mẹ Đản đi cũng đi,mẹ Đản ngồi cũng ngồi”. Thông tin ngày một gay cấn ấy như đổ thêm dầu vào lửa, “tính đa nghi” của Trương Sinh đã đến cao trào ,chàng “đinh ninh là vợ hư”.
4. Cách sử sự hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh:
Về đến nhà, Trương Sinh không đủ bình tĩnh để phán đoán, phân tích, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng, cũng nhất quyết không chịu nói ra nguyên cớ để cho vợ có cơ hội minh oan. Nút thắt ngày một chặt, kịch tính ngày một cao.Trương Sinh trở thành một kẻ vũ phu, thô bạo “mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi”, dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. Cái chết đó khác nào bị bức tử, mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can.
5. Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm cho đôi vợ chồng trẻ phải xa nhau, khiến một người hay ghen như Trương Sinh , chỉ cần một nguyên cớ không rõ ràng là hắt hủi, đánh đuổi vợ .Bỏ ngoài tai mọi lời thanh minh của người vợ. Như vậy, có thể nói, chiến tranh phi nghĩa thời phong kiến chính là nguyên nhân sâu xa tạo nên bi kịch của Vũ Nương . Ở đây ta nhận ra chiều sâu giá trị hiện thực của tác phẩm.
* Bi kịch của Vũ Nương là 1 lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu,và của người đàn ông trong gia đình ,đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh ở đây không những không được bênh vực,che chở mà còn bị đối xử một cách bất công,vô lý; chỉ vì một lời nói ngây thơ của một đứa trẻ con và vì sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng nghen tuông mà đến nỗi phải tự kết liễu cuộc đời mình.
câu 3 .trương sinh điển hình cho quyền lực và tính cách của người chồng trong chế độ phong kiến nam quyền là gia trưởng, độc đoán, coi thường nhân phẩm, thậm chí coi thường cả mạng sống của vợ.
– Lai lịch: Con nhà hào phú.
– Đặc điểm: là kẻ vô học, đa nghi, ghen tuông mù quáng, vô lôi