Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
~*~Han Min Hee~*~

Câu 1: Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của các bài thơ sau:

- Nhớ rừng ( Thế Lữ)

- Quê hương ( Tế Hanh)

- Khi con tu hú ( Tố Hữu)

Câu 2: Nêu hiểu biết của em về đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn bằng cách hoàn thành vào bảng mẫu:

Đặc điểm hình thức Chức năng Ví dụ (đặt câu)

- Chức năng chính:

- Chức năng khác:

Câu 3: Cho biết dàn ý chung của bài văn thuyết minh về phương pháp ( cách làm)

Câu 4: Viết đoạn văn ( chủ đề tự chọn) có sử dụng 2 câu nghi vấn với 2 chức năng khác nhau? Xác định và chỉ rõ chức năng của từng câu nghi vấn đã sử dụng?

Câu 5: Viết bài văn nêu cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa hè qua bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu.

Câu 2: Hiện nay thế giới đang phải trải qua đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Em hãy trình bày những hiểu biết của về căn bệnh nguy hiểm này. Là học sinh em sẽ làm gì để phòng ngừa cho bản thân và góp phần ngăn ngừa dịch bệnh trong cộng đông.

Câu 3: Thủy điện Hòa Bình là công trình kỳ vĩ của thế kỷ XX. Em hãy giới thiệu để mọi người biết thêm về công trình nổi tiếng này.

Bạn nào còn onl không giúp mình với!


PhuongLinh LeHoang
15 tháng 3 2020 lúc 0:57

Câu 1:

- Nhớ rừng:

+ Nội dung: Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường và niềm khao khát tự do mãnh liệt.

+ Nghệ thuật: Bút pháp rất lãng mạng truyền cảm,sự đổi mới câu thơ,vần điệu,nhịp điệu,phép tương phản,đối lập.Nghệ thuật tạo hình đăc sắc - Quê hương: + Nội dung: Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân. Qua đó ta thấy được tình cảm yêu quê hương của nhà thơ. + Nghệ thuật: Lời thơ giản dị,hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng. - Khi con tu hú: + Nội dung: Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. + Nghệ thuật: Giọng thơ tha thiết,sôi nổi,tưởng tượng rất phong phú,dồi dào. (https://hoc24.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=STT++++V%C4%83n+b%E1%BA%A3n++++T%C3%A1c+gi%E1%BA%A3++++Th%E1%BB%83+th%C6%A1++++N%E1%BB%99i+dung+ch%E1%BB%A7+y%E1%BA%BFu++++%C4%90%E1%BA%B7c+%C4%91i%E1%BB%83m+n%E1%BB%95i+b%E1%BA%ADt+v%E1%BB%81+ngh%E1%BB%87+thu%E1%BA%ADt++++++++++1++++T%E1%BB%A9c+c%E1%BA%A3nh+P%C3%A1c+B%C3%B3++++++++++++++++++++++++++++++2++++%C4%90i+%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng++++++++++++++++++++++++++++++3++++Ng%E1%BA%AFm+tr%C4%83ng++++++++++++++++++++++++++++++4++++Nh%E1%BB%9B+r%E1%BB%ABng++++++++++++++++++++++++++++++5++++%C3%94ng+%C4%90%E1%BB%93++++++++++++++++++++++++++++++6++++Qu%C3%AA+h%C6%B0%C6%A1ng++++++++++++++++++++++++++++++7++++Khi+con+tu+h%C3%BA&id=602225) Câu 2:

- Đặc điểm về hình thức:

+ Câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu hỏi.

+ Câu nghi vấn có từ để hỏi(hả,à,không...)

- Chức năng chính của câu nghi vấn

+ Câu nghi vấn dúng để hỏi ( chính )
+ Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc

- Ví dụ:

+ Cậu đang học bài à?

+ Cậu ăn cơm chưa?

Câu 3:

(1) Nguyên vật liệu:

- Nguyên liệu.

- Dụng cụ.

(2) Cách làm:

- Điều kiện.

- Cách thức.

- Trình tự.

(3) Yêu cầu thành phẩm:

- Yêu cầu về chất lượng đối với sản phẩm.

Câu 4:

Đoạn thơ là một bức tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi nhớ tiếc khôn nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. Những bình minh tưng bừng, những buổi chiều dữ dội, những đêm vàng thanh tĩnh, những ngày mưa oai hùng, tất cả đều ẩn chứa dáng dấp của một chúa sơn lâm tuy oai phong lẫm liệt nhưng cũng có chút đa tình. Nhưng bây giờ thì sao? Chỉ là một món đồ chơi hàng ngày quanh quẩn trong cũi sắt, mặc cho người đời khen chê. Sao có thể không nhớ tiếc, uất hận? Còn đâu những ngày xưa...

Câu 5:

Bài thơ có mười câu, đã dành sáu câu cho đoạn thứ nhất:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Đây là cảnh mùa hè tiêu biểu ở các làng quê. Nhưng bức tranh hiện thực ấy được mở ra bằng hai lớp: lắng nghe và hồi tưởng, hiện tại và quá khứ, cái đang tới và cái đã qua. Cái hôm nay - cái bây giờ mà nhà thơ đang nghe là tiếng tu hú, một sự lắng nghe bất chợt sau một thời gian bị xiềng xích trong tù (“Khi con tu hú gọi bầy”). Cái cảm giác đột nhiên ấy - sở dĩ là đột nhiên, vì nó xuất hiện trong một khối cảnh không gian đặc biệt: hiếm khi có âm thanh cuộc sống vọng vào. Cảm giác này phải chăng giống với tâm trạng của tác giả Nhật ký trong tù khi nghe tiếng sáo (“Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu”). Nó lạ lẫm và khơi gợi vô cùng. Tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến. Nhưng nó đến như thế nào thì tác giả không nhìn thấy. Vốn sống, sự gắn bó với mọi làng quê đã được huy động để thay vào. Lấp đầy cái khoảng trống bị vây bọc bởi bốn bức tường xà lim lạnh lẽo là sự tưởng tượng của nhà thơ mà người đọc không cảm thấy có một chút gì khiên cưỡng, gò ép. Mạch thơ vẫn hết sức tự nhiên như không có một sự lắp ghép cố tình nào. Hãy đọc lại:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần.

Hai câu thơ, và rồi bốn câu tiếp như một tác động dây chuyền: cứ tiếng chim xuất hiện là mùa màng, cây trái đến theo. Sự hô - ứng ấy bao đời vẫn thế bởi đó là quy luật của tự nhiên. Tiếng chim gọi bầy mà cũng là tiếng chim gọi mùa chính là vì thế. Nó lập tức xôn xao. Nó va đụng vào lòng người nao nức lắm. cần chú ý hai trạng thái chín của lúa và ngọt của cây: đang chín, ngọt dần. Nếu thay vào đã chín, ngọt rồi, câu thơ sẽ khác, sẽ ở vào thế tĩnh, đông cứng lại ngay. Còn ở đây tả chim mà như nó đang bay, tả hoa mà như nó chớm nở, nó mỉm cười thì ấy là cái động của thơ, của họa. Cái động ấy ở đây là do tài của nhà thơ, nhưng cũng là do tình của nhà thơ thân mến nó. Nghe một tiếng chim kêu mà thấy mạch sống của cây, của lúa sinh sôi, đang rạo rực thân cành thì chỉ có thể ở những con người yêu thương cuộc đời, yêu thương sự sống đến mức thắt lòng. Từ đó mà tưởng tượng nảy sinh.

Ấy là chưa nói đến ưu thế uyển chuyển, nhịp nhàng, giàu khả năng diễn đạt tâm tình của thơ lục bát. Thơ lục bát vừa có hình thức cố định lại vô cùng biến hóa. Chẳng hạn, trong bốn câu thơ đầu, nếu lấy tiêu chí giác quan mà nhìn vào kết cấu thì ta thấy mỗi cặp câu 6/8 có đủ cả thính giác và thị giác, từng đôi một, tạo cảm giác âm thanh giục giã mùa màng bước vào ngày hội:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Nếu bốn câu thơ đầu là bốn câu thơ đẹp, nó nói được cái ríu rít của mùa hè, của cây trái xum xuê thì hai câu sau tưởng như không ăn nhập gì với không khí ấy bởi nó nói đến những con diều sáo, một sắc trời xanh. Nguyễn Trãi xưa vì mừng thấy dân khắp nơi “giàu đủ” mà nghĩ đến cây đàn của vua Thuấn. Cây đàn với bát cơm, tấm áo trên một phương diện nào đó là khá xa nhau, nhưng thực thì chúng lại rất gần nhau, ở cảnh thanh bình, hạnh phúc. Vậy thì hai câu “Trời xanh càng rộng càng cao/ Đôi con diều sáo lộn nhào từng không” phải chăng là những âm thanh vút cao lên từ một giai điệu bè trầm là bốn câu trước đó.

Để cắt nghĩa vì sao bức tranh nông thôn hiện ra trong thơ rất thực và rất đẹp, ta nghĩ đến hai điều: bản thân cảnh nông thôn, nhất là vào dịp mùa màng là rất đẹp, nó gợi cái ấm, cái no của người cày cuốc một nắng hai sương. Song điều thứ hai, trong trường hợp bài thơ này, mới là quan trọng: nhà thơ chiến sĩ bị giam cầm vi yêu nó, đang mơ thấy nó, thấy nó như đang ở tầm tay. Yêu nó, không được gần mà nhớ đã đành (đã bao lần ở trong tù, người thanh niên ấy đã nhớ người, nhớ đồng?), cái chính thức: bức tranh ấy là bức tranh tự do, thứ tự do vừa lớn lao vừa bình dị như một chân lí đơn sơ.

Để vừa miêu tả (ngoại cảnh) vừa diễn tả (tâm cảnh, tâm trạng), với một độ hấp dẫn đến xúc động lòng người, Tố Hữu đã huy động cả thành tựu của thơ dân gian (thể lục bát của ca dao), cả thành tựu của Thơ mới. Riêng về hình ảnh của Thơ mới, thành công của Tố Hữu ở đây trước hết là biết phát huy mạnh mẽ cái tôi nội cảm, cái tôi của cảm xúc dồi dào, của sức tưởng tượng phong phú. Sáu câu đầu giống như một đời sống bên trong của nó. Ngay câu thơ đầu thôi, cái nguyên cớ, cái nguồn cơn để từ đó cảm xúc trào dâng như một giây phút “chạnh lòng” (tên một bài thơ của Thế Lữ). Một âm thanh nhỏ của cuộc đời mấy ai để ý mà với Tố Hữu, tiếng “gọi bầy” ấy có sức gợi rất lớn, sức gợi tức thời. Sự nhạy cảm ở đây là của thơ nói chung, trước hết là của thơ mới. Đọc Khi con tu hú, ta có cảm giác vừa là ca dao, vừa không phải là ca dao chính bởi sự kết hợp của hai thành tựu vừa nêu.

(https://doctailieu.com/cam-nhan-ve-buc-tranh-thien-nhien-mua-he-qua-bai-tho-khi-con-tu-hu)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Huong Do
Xem chi tiết
KenZ Minecraftツ
Xem chi tiết
Chuột Hà Nội
Xem chi tiết
Chuột Hà Nội
Xem chi tiết
Quynh Tran
Xem chi tiết
Ngoc Diep
Xem chi tiết
Hahaka Hi
Xem chi tiết
Trần Gia Huy
Xem chi tiết
ngoc
Xem chi tiết