Chương II- Nhiệt học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quỳnh Anh

Câu 1: Một ấm nhôm khối lượng 400g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu để đun nóng nước, biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 20 độ C

Câu 2: Tính nhiệt dung riêng của kim loại, biết rằng phải cung cấp cho 5kg kim loại này ở 20 độ C một nhiệt lượng khoảng 59kJ để nó nóng lên đến 50 độ C. Kim loại đó tên là gì?

Câu 3: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600g ở nhiệt độ 100 độ C vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30 độ C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao dổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài?

Câu 4: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 400g nước. Miếng đồng nguội đi từ 100 độ C xuống 20 độ C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K

Câu 5: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 1kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80 độ C xuống 50 độ C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ?

Mấy bạn giúp mình với nhé, đây là đề cương trường mình. Mình cảm ơn nhiều ạ!!!

dfsa
2 tháng 5 2017 lúc 16:59

Tóm tắt:

m1= 400g= 0,4kg

V2= 1 lít => m2= 1kg

Nhiệt lượng tối thiểu để ấm nhôm nóng lên:

Q1= m1*C*\(\Delta t\)1= 0,4*880*(100-20)= 28160(J)

Nhiệt lượng tối thiểu để nước nóng lên:

Q2= m2*C2*\(\Delta t\)2= 1*4200*(100-20)= 336000(J)

Nhiệt lượng cần thiết để ấm nước sôi:

Q= Q1+Q2= 28160+336000=364160(J)

Đức Minh
2 tháng 5 2017 lúc 17:02

Câu 1 :

Tóm tắt :

\(m_1=400g=0,4kg\)

\(m_2=1l=1kg\)

\(t_1=20^oC\)

\(t=100^oC\)

\(c_1=880Jkg.K\)

\(c_2=4200Jkg.K\)

\(Q=?\)

Giải :

Nhiệt lượng cần thiết để đun nóng làm ấm nước sôi là :

\(Q=\left(m_1c_1+m_2c_2\right)\cdot\left(t-t_1\right)\)

\(Q=\left(0,4\cdot880+1\cdot4200\right)\cdot\left(100-20\right)\)

\(Q=364160\left(J\right)\)

Vậy NL cần cung cấp để ấm nước sôi là 364160 J.

dfsa
2 tháng 5 2017 lúc 17:05

Câu 2:

Tóm tắt:

m= 5kg

t1= 20°C

t2= 50°C

Q= 59kJ= 59000J

Theo bài ta có phương trình cân bằng nhiệt:

Q= m*C*\(\Delta t\)

<=> 59000= 5*C*(50-20)

=> C= 393,3

==> Với nhiệt dung riêng này thì kim loại đó có thể là đồng.

Đức Minh
2 tháng 5 2017 lúc 17:08

Câu 2:

Tóm tắt :

\(m=5kg\)

\(t_1=20^oC\)

\(Q=59kJ=59000J\)

\(t_2=50^oC\)

\(c=?\)

Giải :

NDR của kim loại đó là :

\(Q=m\cdot c\cdot\left(t_2-t_1\right)\)

\(59000=5\cdot c\cdot\left(50-20\right)\)

\(\Rightarrow c\approx393,33Jkg.K\)

Kết quả gần đúng với kim loại Đồng - 380J/kg.K

Vậy KL đó là đồng.

dfsa
2 tháng 5 2017 lúc 17:14

Câu 3

Tóm tắt:

m1= 600g= 0,6kg

m2= 2,5kg

t1= 100°C

t= 30°C

Nhiệt lượng mà miếng đồng tỏa ra là:

Q1= m1*C1*\(\Delta t_1\)= 0,6*380*(100-30)= 15960(J)

Vì nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào nên ta có phương trình cân bằng nhiệt:

Q1=Q2

<=> Q1= m2*C2*\(\Delta t_2\)

<=> 15960= 2,5*4200*(30-t2)

=> t2= 28,48°C

Nước đã nóng thêm:

t3= t-t2= 30-28,48= 1,52°C

dfsa
2 tháng 5 2017 lúc 17:28

Câu 4

Tóm tắt:

m1= 0,5kg

m2= 400g= 0,4kg

t1= 100°C

t= 20°C

Nhiệt lượng của miếng đồng tỏa ra là:

Q1= m1*C1*\(\Delta t_1\)= 0,5*380*(100-20)= 15200(J)

=> Vì nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào nên nhiệt lương của nước bằng 15200(J)

Theo bài ta có phương trình cân bằng nhiệt:

Q1=Q2

<=> Q1= m2*C2*\(\Delta t_2\)= 0,4*4200*(20-t2)

=> t2= 10,95°C

Nước đã nóng thêm:

t3= t-t2= 20-10,95= 9,05°C

===> Các câu bạn tự kết luận hộ mình nhé...

dfsa
2 tháng 5 2017 lúc 17:35

Câu 5

m1= 1kg

m2= 500g= 0,5kg

t1= 80°C

t= 50°C

Nhiệt lượng của miếng đồng tỏa ra:

Q1= m1*C1*\(\Delta t_1\)= 1*380*(80-50)= 11400(J)

=> Vì nhiệt lượng của miếng đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào nên nhiệt lượng của nước là 11400(J)

Theo bài ta có phương trình cân bằng nhiệt:

Q1=Q2

<=> Q1= m2*C2*\(\Delta t_2\)

<=> 11400= 0,5*4200*(50-t2)

=> t2= 44,57°C

Nước đã nóng thêm:

t3= t-t2= 50-44,57= 5,43°C

Nông Quang Minh
5 tháng 6 2021 lúc 16:03

Câu 1 :

Tóm tắt :

m1=400g=0,4kgm1=400g=0,4kg

m2=1l=1kgm2=1l=1kg

t1=20oCt1=20oC

t=100oCt=100oC

c1=880Jkg.Kc1=880Jkg.K

c2=4200Jkg.Kc2=4200Jkg.K

Q=?Q=?

Giải :

Nhiệt lượng cần thiết để đun nóng làm ấm nước sôi là :

Q=(m1c1+m2c2)⋅(t−t1)Q=(m1c1+m2c2)⋅(t−t1)

Q=(0,4⋅880+1⋅4200)⋅(100−20)Q=(0,4⋅880+1⋅4200)⋅(100−20)

Q=364160(J)Q=364160(J)

Vậy NL cần cung cấp để ấm nước sôi là 364160 J.


Các câu hỏi tương tự
Minh Lê Hoàng
Xem chi tiết
duonganhduc
Xem chi tiết
Diệp Tử Tinh
Xem chi tiết
Quen Sao [Shino Slimer]
Xem chi tiết
hacker nỏ
Xem chi tiết
Annh Việt
Xem chi tiết
Tường
Xem chi tiết
nguyễn thị minh thùy
Xem chi tiết
TR ᗩ NG ²ᵏ⁶
Xem chi tiết