Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
" Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh bảo vệ con người. Tre! Anh hùng lao động. Tre! Anh hùng chiến đấu.
A, Tìm những từ láy có trong đoạn văn trên.
B, Tìm các hình ảnh nhân hóa, điệp ngữ trong đoạn văn và tác dụng của nó.
C, Phân tích ý nghĩa đoạn văn trên.
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
" Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh bảo vệ con người. Tre! Anh hùng lao động. Tre! Anh hùng chiến đấu.
B, Tìm các hình ảnh nhân hóa, điệp ngữ trong đoạn văn và tác dụng của nó.
Từ "tre" được điệp lại 7 lần, "giữ" 3 lần, "anh hùng" 2 lần. Đây là phép lặp có chủ đích nhằm làm tạo nhịp điệu cho lời văn, gợi hình ảnh, nhấn mạnh sức mạnh của tre.
in dam la nhân hoaA: Không có nha bạn!
B:
Nhân hoá | Điệp ngữ |
+ tre xung phong +tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín +tre hi sinh |
+tre: lặp lại 5 lần +giữ: lặp lại 3 lần +anh hùng: lặp lại 3 lần |
C:oạn văn trên tuy ngắn nhưng nó có rất nhiều ý nghĩa. Thép Mới đã truyền vào đây những tâm tư, tình cảm, thay lời muốn nói. Cây tre không chỉ theo chúng ta trong đời sống hằng ngày mà còn cùng ta xông pha nơi chiến trường. Cây tre được "biến tấu" thành những đồ rất cần thiết để đánh giặc" gậy, chông. Quân thù thì dùng sắt thép, quân ta thì dùng tre, sắt thép cứng và rất bền, nhưng với sự khéo léo mà quân ta vẫn có thể đánh bại quân thù. Cây tre đã xông pha chiến đấu, có thế ta mới có thắng lợi, mới giữ được làng, được nước, được nhà tranh, đồng lúa chín. Cây tre như vậy đó, nó hi sinh bảo vệ con người. Vì thế mà Thép Mới đã nói "Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu". Qua đoạn văn trên ta thật sự thấy tầm quan trọng của cây tre đối với con người, đặc biệt là trong lao động và trong chiến đấu.