đề kiểm tra 15 phút - đề 2

Đặng Thị Hiền Minh

Câu 1: Cấu tạo giun đũa và giun dẹp - vòng đời phát triển của chúng?

Câu 2: Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?

Câu 3: Đặc điểm của ngành chân khớp? Vai trò thự tiễn của ngành chân khớp:

Câu 4: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì đối với môi trường nước?

Câu 5: So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét ? Cách phòng chóng bệnh sốt rét và bệnh kiết lỵ?

B.Thị Anh Thơ
30 tháng 3 2020 lúc 22:20

Câu 1:

Giun đũa là loại giun ký sinh trong ruột người có màu hồng lợt hoặc trắng ngày. Thân giun dài với đầu và đuôi có hình chóp nón. Miệng có 3 môi hình bầu dục thường xếp cân đối gồm 2 môi bụng và 1 môi lưng. Bờ môi có các gai cảm giác và răng.

Câu 2 :

Thủy tức:

+ Dị dưỡng

+ Đối xứng

+ Di chuyển kiểu sâu đo, lộn đầu

+ Tự vệ nhờ tế bào gai

+ Sống đơn độc.

San hô:

+ Kiểu đối xứng tỏa tròn

+ Không di chuyển.

+ Tự vệ nhờ tế bào gai.

+ Sống tập đoàn.

Câu 3 :

Đặc điểm chung của ngành chân khớp

+ Phần phụ chân khớp phân đốt, các khớp động lại với nhau làm phần phụ rất linh hoạt.

Cơ thể có vỏ kitin bao bọc: Vừa che chở bên ngoài, vừa làm chỗ bám cho cơ, có chức năng như xương nên được gọi là bộ xương ngoài.

+ Phát triển cơ thể qua lột xác: Do lớp vỏ kitin có tính đàn hồi kém, nên chân khớp phải lột xác để thay vỏ cũ bằng vỏ mới thích hợp với cơ thể.

(2 hình thức: Biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn).

Vai trò thực tiễn của ngành chân khớp:

-Có lợi:

+Làm thực phẩm

+Làm nguyên liệu để sản xuất thực phẩm

+Săn bắt sâu có hại

+Làm thuốc chữa bệnh

+Thụ phấn cây trồng

+Làm thức ăn cho động vật khác

+Hại các loại hạt

-Có hại:

+Có hại cho giao thông thủy

+Kí sinh gây hại cá

+Truyền bệnh

+Hút máu động vật, chui vào da người

Câu 4:

Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác, góp phần lọc sạch nước vì cơ thể trai giống như những máy lọc sống. Ở những nơi nước ô nhiễm, người ta ăn trai, sò hay bị ngộ độc vì khi lọc nước, nhiều chất độc còn tồn đọng trong cơ thể trai, sò.

Câu 5 :

+ Điểm giống nhau:

– Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều thuộc nhóm động vật nguyên sinh có đời sống kí sinh.

– Đối tượng tấn công là tế bào hồng cầu ở người.

+ Điểm khác nhau:

– Trùng kiết lị sau khi đến ruột sẽ chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng.

– Trùng sốt rét sau khi được truyền vào máu người sẽ chui vào tế bào hồng cầu để kí sinh và sinh sản. Sau khi tạo được nhiều trùng sốt rét trong tế bào hồng cầu, chúng sẽ phá vỡ tế bào và chui ra ngoài, tấn công tế bào hồng cầu khác.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Thảo Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
Xem chi tiết
tràn thị thùy trang
Xem chi tiết
Ánh Thảo Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Tiến
Xem chi tiết
Bảo Yến
Xem chi tiết
Minh Đức Bùi
Xem chi tiết
Nguyễn chí anh phong
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
Xem chi tiết