“Các ngươi đều là những kẻ có lương tri lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!’”
1. Đoạn văn trên là lời nói của ai? Nói với ai? Ở đâu? Nói trong hoàn cảnh nào? Đọc đoạn văn em thấy giống thể loại nào trong văn học cổ?
2 Kể tên một văn bản được sang tác theo thể loại vừa xác định (ghi rõ tên tác giả). Cho biết mục đích viết của văn bản đó?
3. Em hiểu như thế nào là “ăn ở hai lòng”? Từ đó em hiểu gì về mục đích của người nói và tính cách của họ?
4. Thế nào là “dụ”? Cho biết nội dung của lời phủ dụ?
1. Đoạn văn là lời nói của vua QT với các quan thần ở Nghệ An.
Câu nói được nói khi vua QT đang chiêu mộ binh sĩ ở Nghệ An.
Đọc đoạn văn em thấy giống thể loại Hịch
2. Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn
Mục đích: Kêu gọi các quan lại, binh sĩ đứng lên chống giặc.
3. 'Ăn ở hai lòng: Sống không thực lòng, một mặt tốt, một mặt xấu.
Mục đích của người nói: Khuyên răn binh sĩ nên một lòng trung thành và sẽ xử phạt người có ý phản bội.
Tính cách: Cương trực, dũng cảm, trung thành, một lòng vì nước.
4. Dụ: Là lời chiêu mộ, kêu gọi binh sĩ của vua, chúa...
ND: Khẳng định chủ quyền non sông, đất nước
Yêu cầu quân sĩ một lòng
Hết lòng vì non sông, đất nước...