Bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Siêu Thịnh

các bạn có thể cho mình một vài bài toán khó lớp 7 hk1 tại mình sắp kt giữa hk1 rùi

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
5 tháng 11 2017 lúc 21:29

Bài 1: Tính B = 1 + 2 + 3 + ... + 98 + 99

Lời giải:

Cách 1:

B = 1 + (2 + 3 + 4 + ... + 98 + 99).

Ta thấy tổng trong ngoặc gồm 98 số hạng, nếu chia thành các cặp ta có 49 cặp nên tổng đó là:

(2 + 99) + (3 + 98) + ... + (51 + 50) = 49.101 = 4949

Khi đó B = 1 + 4949 = 4950

Lời bình: Tổng B gồm 99 số hạng, nếu ta chia các số hạng đó thành cặp (mỗi cặp có 2 số hạng thì được 49 cặp và dư 1 số hạng, cặp thứ 49 thì gồm 2 số hạng nào? Số hạng dư là bao nhiêu?), đến đây học sinh sẽ bị vướng mắc.

Ta có thể tính tổng B theo cách khác như sau:

Cách 2:

Các dạng toán nâng cao lớp 7

Bài 2: Tính C = 1 + 3 + 5 + ... + 997 + 999

Lời giải:

Cách 1:

Từ 1 đến 1000 có 500 số chẵn và 500 số lẻ nên tổng trên có 500 số lẻ.

Áp dụng các bài trên ta có C = (1 + 999) + (3 + 997) + ... + (499 + 501) = 1000.250 = 250.000 (Tổng trên có 250 cặp số)

Cách 2: Ta thấy:

1= 2.1 - 1

3 = 2.2 - 1

5 = 2.3 - 1

...

999 = 2.500 - 1

Quan sát vế phải, thừa số thứ 2 theo thứ tự từ trên xuống dưới ta có thể xác định được số các số hạng của dãy số C là 500 số hạng.

Áp dụng cách 2 của bài trên ta có:

Các dạng toán nâng cao lớp 7

Bài 3. Tính D = 10 + 12 + 14 + ... + 994 + 996 + 998

Nhận xét: Các số hạng của tổng D đều là các số chẵn, áp dụng cách làm của bài tập 3 để tìm số các số hạng của tổng D như sau:

Ta thấy:

10 = 2.4 + 2

12 = 2.5 + 2

14 = 2.6 + 2

...

998 = 2.498 + 2

Tương tự bài trên: từ 4 đến 498 có 495 số nên ta có số các số hạng của D là 495, mặt khác ta lại thấy: 495 = (998 - 10)/2 + 1 hay số các số hạng = (số hạng đầu - số hạng cuối) : khoảng cách rồi cộng thêm 1

Khi đó ta có:

D = 10 + 12 = ... + 996 + 998
+ D = 998 + 996 ... + 12 + 10
2D = 1008 + 1008 + ... + 1008 + 1008

2D = 1008.495 → D = 504.495 = 249480

Thực chất D = (998 + 10).495 / 2

Qua các ví dụ trên, ta rút ra một cách tổng quát như sau: Cho dãy số cách đều u1, u2, u3, ... un(*), khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp của dãy là d.

Khi đó số các số hạng của dãy (*) là:

Tổng các số hạng của dãy (*) là:

Đặc biệt từ công thức (1) ta có thể tính được số hạng thứ n của dãy (*) là: un = u1 + (n - 1)d
Hoặc khi u1 = d = 1 thì

DẠNG 2: DÃY SỐ MÀ CÁC SỐ HẠNG KHÔNG CÁCH ĐỀU.

Bài 1. Tính A = 1.2 + 2.3 + 3.4 + … + n.(n + 1)

Lời giải:

Cách 1:

Ta thấy mỗi số hạng của tổng trên là tích của hai số tự nhên liên tiếp, khi đó:

Gọi a1 = 1.2 → 3a1 = 1.2.3 → 3a1 = 1.2.3 - 0.1.2
a2 = 2.3 → 3a2 = 2.3.3 → 3a2 = 2.3.4 - 1.2.3
a3 = 3.4 → 3a3 = 3.3.4 → 3a3 = 3.4.5 - 2.3.4
…………………..
an-1 = (n - 1)n → 3an-1 =3(n - 1)n → 3an-1 = (n - 1)n(n + 1) - (n - 2)(n - 1)n
an = n(n + 1) → 3an = 3n(n + 1) → 3an = n(n + 1)(n + 2) - (n - 1)n(n + 1)

Cộng từng vế của các đẳng thức trên ta có:

3(a1 + a2 + … + an) = n(n + 1)(n + 2)

Cách 2: Ta có

3A = 1.2.3 + 2.3.3 + … + n(n + 1).3 = 1.2.(3 - 0) + 2.3.(3 - 1) + … + n(n + 1)[(n - 2) - (n - 1)] = 1.2.3 - 1.2.0 + 2.3.3 - 1.2.3 + … + n(n + 1)(n + 2) - (n - 1)n(n + 1) = n(n + 1)(n + 2)

* Tổng quát hoá ta có:

k(k + 1)(k + 2) - (k - 1)k(k + 1) = 3k(k + 1). Trong đó k = 1; 2; 3; …

Ta dễ dàng chứng minh công thức trên như sau:

k(k + 1)(k + 2) - (k - 1)k(k + 1) = k(k + 1)[(k + 2) - (k - 1)] = 3k(k + 1)

Bài 2. Tính B = 1.2.3 + 2.3.4 + ... + (n - 1)n(n + 1)

Lời giải

Áp dụng tính kế thừa của bài 1 ta có:

4B = 1.2.3.4 + 2.3.4.4 + ... + (n - 1)n(n + 1).4

= 1.2.3.4 - 0.1.2.3 + 2.3.4.5 - 1.2.3.4 + ... + (n - 1)n(n + 1)(n + 2) - [(n - 2)(n - 1)n(n + 1)]

= (n - 1)n(n + 1)(n + 2) - 0.1.2.3 = (n - 1)n(n + 1)(n + 2)

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
5 tháng 11 2017 lúc 21:29

Bài 1 : So sánh cặp số :

2225 và 3150 \frac{a}{b} \frac{a+2}{b+2}

Bài 2 : chứng minh rằng :

817 – 279 – 913 chia hết cho 405. 87 – 218 chia hết cho 14.

Bài 3 : cho x > y > 0. chứng minh rằng :

x3 > y3 x4 > y4

Bài 4 : chứng minh rằng :

Cho ac = bd thì \frac{a-b}{d-c} =\frac{a+b}{d+c} Cho \frac{a}{b} \frac{c}{d} với b, d là số nguyên dương thì \frac{a}{b} \frac{a+c}{b+d} \frac{c}{d}.

Bài 5 : tìm x :

(2x + 1)(x – 2)(5 – 3x) = 0 |x – 1| + 2x = 8 (3x + 5)2 = \frac{16}{121} \frac{x-1}{x+2}  0

Bài 6 : tìm các số x,y , z thỏa :

\frac{x}{y} =\frac{7}{10} ; \frac{y}{z} =\frac{5}{8} và 2x + 5y – 2z = 96 \frac{x}{3} =\frac{y}{4} =\frac{z}{5} và 2x – 3y + z = 7

Bài 7 : tính :

S = (-1) + 2 +(-3) + 4 …+(-99) + 100 A = 1 – 3 + 5 – 7 + …+ 149 – 151 B = 2 – 4 + 6 – 8 + … + 102 – 104. C = \frac{1}{2.4}+\frac{1}{4.6}+\frac{1}{6.8}+...+\frac{1}{98.100}

Bài 8 : tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất (nếu có ) :

A = 2 + |x – 1| B = -|2x +3 | + 5 C = |2x +1| + |3 – 2x|

Bài 9 : một lớp học nếu xếp hàng 5 thì thừa 3, nếu xếp hàng 7 thì thừa 1. Hỏi lớp học có bao nhiêu học sinh, biết số học sinh từ 40 đến 60 học sinh.

Bài 10 : cho hàm số : y = f(x) = 3x2 – 1.

Tính f(-2), f(1/4). Tìm x để f(x) = 47. Chứng minh f(x) = f(-x) với mọi x.

Các câu hỏi tương tự
doraemon2027
Xem chi tiết
Văn Vượng
Xem chi tiết
Quốc Thịnh Lê
Xem chi tiết
Đỗ Đức Hà
Xem chi tiết
Clitus
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nhi Nguyen Phuong
Xem chi tiết
Nhi Nguyen Phuong
Xem chi tiết