Ôn tập lịch sử lớp 8

Tệ nạn của xã hội.

Bn nào giỏi Văn, Sử giúp giùm với ạ khocroi

1. Những cơ sở tạo nên việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam (5-9-1962). Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao của hai nước.

Mục đích: Làm rõ những nhân tố tạo nên việc thiết lập quan hệ ngoại giaoViệt Nam-Lào, Lào-Việt Nam và ý nghĩa đặc biệt của sự kiện này.

Yêu cầu: Bài dự thi phải nêu được:

- Nêu được các yếu tố hình thành và phát triển dựa trên những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị và xã hội; truyền thống chống giặc ngoại xâm của hai tộc và tinh thần tự nguyện phối hợp chiến đấu của nhân dân hai nước, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đặt nền móng và được phát triển không ngừng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và bọn can thiệp Mỹ ở Đông Dương.

- Bối cảnh lịch sử và những đòi hỏi của cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung cần phải củng cố, phát triển quan hệ ngoại giao của hai nước nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp do sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào các nước Đông Dương. Từ đó, tiếp tục gắn kết hai dân tộc lại với nhau trên cùng một trận tuyến chống lại kẻ thù chung.

Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam.

- Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm vóc lịch sử to lớn trong quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam.

- Góp phần tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa hai dân tộc anh em tiến lên một tầm cao mới. Nhờ đó, đã giải quyết được những khó khăn, thử thách mới với nhiều diễn biến phức tạp do sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào các nước Đông Dương.

- Khẳng định đường lối nhất quán, đúng đắn trong mối quan hệ chiến lược của hai Đảng và nhân dân hai nước; đảm bảo sự thống nhất về đường lối chính trị, quân sự, để hai dân tộc tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra.

- Là cơ sở vững chắc để quân dân hai nước tiếp tục sát cánh bên nhau chiến đấu và giành nhiều thắng lợi mới trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai, giành độc lập tự do cho mỗi nước.

đề cương trên vt một bài vt dài khaongr 5000 từ.

 Mashiro Shiina
4 tháng 8 2017 lúc 18:56
Bình luận (2)
Đạt Trần
4 tháng 8 2017 lúc 18:57

Chịu thui dài lắm mak đang bận

(Sorry vì t nhác lắm :D)

Bình luận (3)
Dương Nguyễn
4 tháng 8 2017 lúc 20:16

*Mở bài:

- Một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm cho một quốc gia phát triển đó chính là mối quan hệ ngoại giao giữa các nước... (dẫn dắt vào vấn đề "mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Lào - VN là một mối quan hệ hữu nghị truyền thống đẹp cần được giữ gìn và phát triển...").

Gợi ý ý đầu thôi nhé :) tại tui làm văn dở lắm:

- Nêu được các yếu tố hình thành và phát triển dựa trên những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị và xã hội:

+ Về vị trí địa lý, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng nên có phần gần gũi, thân thuộc.

+ Về điều kiện tự nhiên, VN và Lào có núi sông liền một dải: cùng uống chung dòng nước Mê Công, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ.

+ Về kinh tế, Việt Nam là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Lào. Đến thời điểm tháng 4 năm 2012, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Lào, tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng (thủy điện), khai khoáng, nông, lâm nghiệp. Lào cũng là nước thu hút vốn từ Việt Nam nhiều nhất trong tổng số 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.

+ Về chính trị, cuối thập niên 1950, Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng tuyến đường qua biên giới với Lào để vận chuyển nhân lực và vật lực từ miền Bắc vào miền Nam. Trong chiến tranh biên giới Lào - Thái Lan từ tháng 12 năm 1987 đến tháng 2 năm 1988, Việt Nam có trợ giúp cho quốc gia đồng minh của mình, gửi quân từ Sư đoàn Bộ binh Việt Nam 2 đến sân bay Baan Nakok tại Xayabury để hỗ trợ các chiến dịch quân sự của Lào.

+ Về xã hội, Việt Nam đã và đang giúp đào tạo cho cán bộ của Lào, nhiều người tốt nghiệp từ các trường học tại Việt Nam đã và đang đảm trách các cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước Lào.

- Ông có thể thêm khảo thêm ở đây Quan hệ Lào – Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt, Những điểm tương đồng trong văn hóa của hai nước Việt Nam – Lào. Nhân tố quan trọng góp phần hình

Bình luận (9)
Lê Dung
4 tháng 8 2017 lúc 20:40

khó, nhưng vẫn muốn thử sức bản thân

bình thường chẳng để ý

giờ mới ngớ người ra

bác tệ nạn xã hội

là chú dương nhà ta

bảo sao tên quen thế

từng nghe ở đâu đâu

ra là cái tệ nạn

mà chú nói từ đầu

giờ gặp bài siêu khó

muốn thử sức bản thân

lập hội với bác mới

bác gu gồ nhà ta

let's go! hỏi bố và gu gồ làm đê oaoa

làm ko đc miễn chê!

Bình luận (79)
Lê Dung
4 tháng 8 2017 lúc 20:43

làm theo dàn ý của anh (chị, , bác, cô, thầy, chú, bạn) Dương nguyễn nhá :D

Bình luận (34)
Hoàng Anh Thư
4 tháng 8 2017 lúc 21:01

Bài làm

Việt Nam – Lào là hai nước láng giềng hết sức thân cận và gần gũi. Có cùng chung dòng sông Mê Công, chung dãy núi Trường Sơn hùng vĩ. Quan hệ gắn bó giữa tình anh em rất đoàn kết đặc biệt truyền thống chống giặc ngoại xâm của hai dân tộc. Trong thời kì đầu tranh chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ, từ đó hai nước đã thành lập Liên quân Việt – Lào, những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã sang Lào sát cánh chiến đấu bên lực lượng vũ trang Pa- thet Lào, nhân dân 2 nước đã cố gắng, quyết tâm, hi sinh thân mình, nhờ đó cuộc chiến tranh diễn ra với thắng lợi vẻ vang và họ đã kí đc hiệp định giơ-ne-vơ vào năm 1962 (Đông dương).Chiến thắng ấy đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho cách mạng hai nước Lào và Việt Nam. Tiếp đó, hai nước đã làm thật bại âm mưu phá hoại do thực dân mới gây ra. Những cuộc chiến với kể thù chung của hai nước Lào-Vn đã làm phát triển quan hệ ngoại giao của hai nước. Bước đén giai đoạn mới hai nước hòa bình, thời kì xây dựng đất nước phát triển, hai nước đã hai nước ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác vào năm 1977. Việc thiết lập ngoại giao có vai trò rất lớn với hai nước vn-lào....................................................................................

xin lỗi nhégianroiđánh được đến đây thôi (có cop mạng đấy)

Bình luận (4)
Lê Dung
4 tháng 8 2017 lúc 21:25

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm cho một quốc gia phát triển đó chính là quan hệ ngoại giao các nước. Quan hệ Lào – Việt Nam hay còn được biết đến với tên thông dụng là Quan hệ hữu nghị Việt-Lào là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện từ lịch sử tới hiện tại giữa Việt Nam và Lào. Mối quan hệ được Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng như Nhà nước 2 quốc gia coi là mối quan hệ đặc biệt với vai trò như đồng minh chiến lược của nhau nhưng không có bất cứ bản cam kết đồng minh nào.

Ta được biết, để mối quan hệ lâu dài này được duy trì, thì phải có được những điểm tương đồng, nhất là về kinh tế, chính trị, xã hội và vị trí địa lý. Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào dài khoảng 2.340 km, trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào là: Phỏng-sả-lỳ, Luổng-pha-bang, Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Bô-ly-khăm-xay, Khăm-muồn, Sa-vắn-nạ-khệt, Sả-lạ-văn, Sê-kông và Ắt-tạ-pư. Đó chính là một trong những lợi thế của việc giao dịch hàng hóa giữa hai nước. Ngoài ra, con sông Mê Kông chảy qua cả hai quốc gia, điều đó có nghĩa, người việt nam và lào sử dụng chung một dòng nước như một đại gia đình ấp áp. Không chỉ có vậy, trong suốt khoảng thời gian chiến đấu chống giặc ngoại xâm, nhất là chống quân xâm lược Xiêm, Lào cũng góp phần giúp đỡ cũng như ủng hộ Việt Nam đánh giặc, tuy nhiên hầu hết các cuộc nổi dậy ấy đều bị dập tắt. Ta nói thêm về một số mốc lịch sử quan trọng nữa mà có sự tham gia của hai nước. Năm 1930 Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời và nhiều đảng viên bí mật tại Lào và Campuchia xuất hiện trong Đảng, người Việt Nam chiếm tuyệt đối trong Đảng chỉ có phần nhỏ là Lào và Campuchia.

Làm đến đây đã, sắp đi ngủ rồi, thứ 2 làm tiếp cho :D

Bình luận (4)

Các câu hỏi tương tự
Văn Thanh Ngọc
Xem chi tiết
❤X༙L༙R༙8❤
Xem chi tiết
ngocanh nguyen
Xem chi tiết
Panh Nguyễn
Xem chi tiết
Huỳnh Minh Phát
Xem chi tiết
Lê Thúy Vi
Xem chi tiết
My Nguyễn
Xem chi tiết
nguyễn ngọc thúy vi
Xem chi tiết
Hường Thu
Xem chi tiết
Minhduc
Xem chi tiết