- Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử và đánh số thứ tự :
- Lần lượt nhúng quỳ tím vào các mẫu thử :
+ Mẫu thử nào làm cho quỳ tím hóa đỏ là : HCl và H2SO4
+ Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa xanh là NaOH
+ Mẫu thử nào làm quỳ tím không đổi màu là Na2SO4
- Cho BaCl2 vào hai mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ ( HCl và H2SO4 )
+ Mẫu thử nào tạo thành kết tủa sau phản ứng là H2SO4
H2SO4 + BaCl2 \(\rightarrow\) BaSO4 + 2HCl
+ Mẫu thử nào không xuất hiện hiện tượng là HCl
Trích 1ml các mẫu thử cho vào lọ và đánh số thứ tự lần lượt :
- Nhúng quỳ tím vào các lọ :
+ Lọ làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ là lọ chứa HCl , H2SO4
+ Lọ làm quỳ tím hóa xanh là lọ chứa NaOH
+ Lọ không làm quỳ tím đổi màu là lọ chứa Na2SO4
- Cho dung dịch Ba(OH)2 vào 2 lọ dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ vừa thu được :
+ Lọ dung dịch nào thấy xuất hiện kết tủa trắng không tan là lọ chứa dung dịch H2SO4
PTHH : Ba(OH)2 + H2SO4 -> BaSO4\(\downarrow\) + 2H2O
+ lọ dung dịch còn lại không có hiện tượng là HCl
PTHH : Ba(OH)2 + 2HCl -> BaCl2 + 2H2O
- Trích mẫu thử các dung dịch rồi đánh số thứ tự.
- Lần lượt nhúng quỳ tím vào các mẫu thử, ta được 3 nhóm sau:
(1) dung dịch HCl và H2SO4 chuyển thành màu đỏ
(2) NaOH chuyển thành màu xanh
(3) Na2SO4 không đổi màu
- Cho nhóm (1) tác dụng với Ba(OH)2, kết tủa là H2SO4, không xảy ra hiện tượng là HCl
PTHH: H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O.