Văn bản ngữ văn 10

Ly Đinh

bằng hiểu biết của em hãy viết 1 đoạn văn ngắn chứng minh sự khôn ngoan của Đăm Săn trong bài 'chiến thắng mtao mxây'

Eren Jeager
5 tháng 9 2017 lúc 18:53

Tham khảo nha

Trong quá trình lao đống sản xuất nhân dân ta đã sáng tác được ra những câu chuyện những tác phẩm tuyệt vời được đánh giá cao và có tầm ảnh hưởng lớn đối với người đọc . Truyện Đăm Săn là một tác phẩm như thế và đây cũng là một trong những tác phẩm sử thi của dân tộc Ê đê Tây Nguyên và là một trong những tác phẩm hay nhất trong kho tàng dân tộc Việt Nam. Tác phẩm nói về người tù trưởng mang tên Đăm Săn cũng chính là câu chuyện về cộng đồng thị tộc Ê đê trong buổi đầu lịch sử.

Trước hết , Đăm săn là người có vẻ đẹp ngoại hình hoàn mĩ theo quan niệm của người Ê đê cổ đại . Vẻ đẹp của chàng được miêu tả bằng những mĩ từ trang trọng , giọng điệu sùng kính, thái độ ngưỡng mộ , tự hào. Đam San có giọng nói hào sảng , vang dộng khi ra lệnh cho tôi tớ chuẩn bị lễ vật cúng thần , mời tất cả buôn làng , ra lệnh đánh chiêng trong khắp buôn . Chàng có hình dáng phi thường , vạm vỡ , khẻo đẹp , đậm chất tự nhiên Tây Nguyên . Tóc chàng dài thả xuống đầy cái nong hoa ; bắp chân to bằng cây xà ngang , bắp đùi to bằng ống bễ , sức ngang sức voi đực , hơi thở ầm ầm tựa sấm , mắt long lanh như chim ghếch ăn hoa tre . Trang phục của chàng oai nghiêm , thể hiện sức mạnh , uy quyền và sự giàu có : ngực quán chéo một tấm mền chiến , khoác tấm áo chiến , có đủ gươm giáo . Chàng nhiều của cải , sung túc , có chiêng đống , voi bầy , la nhiều , bạn bè như nêm như xếp , các tù trưởng khác khiêng lễ vật đến kết thân , cả thần linh cũng biết tiếng tăm của chàng . Chàng là niềm tự hào của cả bộ tộc . Vẻ đẹp của chàng hoang dã , gần tự nhiên . Sự giàu có , phồn vinh của chàng cũng là sự hùng mạnh của buôn làng .

Qua tác phẩm hình tượng nhân vật Đăm Săn hiện lên khá chi tiết và cụ thể. Trước tiên đó là hình ảnh một chàng trai ĐămSăn khiêu chiến . Bước vào lãnh địa của Mtao Mxây, chàng dõng dạc, đường hoàng tới tận chân cầu thang nhà kẻ thù mà khiêu chiến: “Ơ diêng! Ta thách nhà ngươi xuống đây đọ đao với ta đấy”. Trước thái độ trêu ngươi trọc tức của Mtao Mxây, chàng đã thẳng thắn tuyên bố: “Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi . . . cho mà xem”. Lời nói đầy dũng mãnh đó của chàng làm cho Mtao Mxây hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng phải khiếp sợ dè chừng bước xuống chấp nhận lời thách đấu của Đăm Săn. Phát huy cao độ nghệ thuật so sánh phóng đại, tác giả dân gian đã khắc họa khá rõ nét ngoại hình của Mtao Mxây khi hắn bước từ trên nhà sàn xuống: “Hắn đóng một cáu khố sọc . . . dày mút”; “khiên hắn. . . cầu vồng”, đó là chân dung của một con người hung hãn và dữ tợn như một vị thần ác. Nhưng đối lập với bề ngoài dũng mãnh đó, Mtao Mxây thực chất chỉ là một tên đê tiện, đớn hèn. Chưa giáp mặt với Đăm Săn mà hắn đã tỏ ra khiếp nhược: “hắn đi từ nhà trong ra nhà ngoài . . . sương sớm. ” Lời nói của hắn với chàng lộ ra sự hèn nhát “Ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm”. Đáp lại, Đăm Săn đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù bằng tinh thần thượng võ của mình: “Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi nhỉ? Ngươi xem. . . nữa là”. Như vậy ta thấy ở đây Đăm Săn là một người chủ động tự tin khiêu chiến khôn ngoan dùng lời tỉnh táo khích dụ đe dọa kẻ thù khiến cho hắn buộc phải đi ra khỏi hang ổ cảu mình. Đăm Săn được miêu tả bằng cách so sánh với Mtao mây để tôn vinh tài năng sức mạnh của chàng.

Cuối cùng trận đấu cũng bắt đầu. Hiệp thứ nhất được miêu tả khá độc đáo . Mtao mxây đuốc sánh khá độc đáo trong hình ảnh múa khiên loạn xạ “kêu lạch cạnh như quả mướp khô”Hắn được miêu tả bước thấp bước cao nhưng vẫn huyênh hoang là được học thần rồng là tướng quen đánh trăm trận quen xéo nát thiên hạ. Qua đó ta thấy được hắn là một tên kém cỏi nhưng lại rất khoác loác cho mình là giỏi nhất chủ quan ngạo mạn. Ngược lại là Đăm Săn vẫn không nhúc nhích với thái độ tự tin chàng châm biếm Mtao Mxây một cách đầy tự tin. Chàng hiện lên là một người khá tài giỏi “mỗi lần xốc tới vượt một đồi tranh mỗi lần xốc tới vượt một đồi lồ ô. Nghệ thuật cường điệu đã cho thấy sức mạnh và tài năng phi thường của Đăm Săn. Sang hiệp thứ hai hắn đã đuối sức và cầu cứa Hơ Nhị ném cho hắn một miếng trầu nhưng cô đã không ném cho hắn mà ngược lại là dành cho chồng.

Nhận được miếng trầu từ tay vợ sức mạnh của Đăm Săn càng tăng lên gấp bội chàng múa khiên như gió bão như lốc “núi ba lần rạn nứt ba đồi tranh bật rễ” cây giáo thần của Đăm Săn nhằm vào đùi, vào người Mtao Mxây mà phóng tới, mà đâm vào nhưng không thủng. Trận chiến đã lên đến đỉnh điểm khiến Đăm Săn thấm mệt. Bước sang hiệp giao đấu thứ hai, Đăm Săn vừa chạy, vừa mộng thấy ông trời, rồi được ông trời chỉ dẫn. Sáng tạo nên chi tiết kì ảo thú vị này, tác giả dân gian đã huyền thoại hóa người anh hùng sử thi để ca ngợi của chàng. Việc Đăm Săn được ông trời giúp đỡ không hạ thấp tài năng của chàng mà trái lại càng tăng thêm thanh thế uy danh của Đăm Săn. Nó chứng tỏ cuộc chiến của chàng là cuộc chiến chính nghĩa nên được thần linh trợ giúp. Tuy nhiên, ông trời cũng chỉ là người mách nước còn quyết định vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào hành động trực tiếp của Đăm Săn. Bừng tỉnh sau lời “cố vấn” của ông trời, Đăm Săn càng nhanh nhẹn, quyết liệt và dứt khoát. Nhanh như chớp chàng “chộp ngay . . . kẻ địch” khiến cho “cái giáp của Mtao Mxây . . . loảng xoảng”. Hắn thảm bại, chạy trốn cầu xin Đăm Săn nhưng Đăm Săn không hề khoan nhượng. Chàng kể tội, kết án kẻ thù rồi “đâm phập . . . ngoài đường”. Hành động đó của chàng không hề thể hiện Đăm Săn là một kẻ dã man ,khát máu, nó là lối hành xử quen thuộc, thường thấy ở các thủ lĩnh anh hùng thời cổ đại khi kẻ thù xúc phạm tới danh dự, điều thiêng liêng, cao quý nhất của họ. Hình ảnh Đăm Săn trong chiến trận lại hoàn toàn trái ngược đối với hình ảnh khi ông đối xử với dân làng. Anh không khiến cho cảnh máu chảy đầu rơi xảy ra mà khuyên nhủ dân làng trong bộ tộc của Mtao Mxây cùng hòa nhập với bộ tộc của mình để cùng nhau xây dựng dân làng lớn mạnh hơn với thái độ nhẹ nhàng và cả một tấm lòng nhân ái,. Kết thúc trân đấu chàng về bản tổ chức ăn mừng. Lễ ăn mừng chiến thắng là một chuỗi những ngày hội dài “kéo dài hết mùa khô” và được tổ chức: linh đình và sang trọng; đông vui, nhộn nhịp; với đầy đủ phong tục tập quán của đồng bào Ê- đê Tây Nguyên. Nó là khúc khải hoàn ca của bộ tộc Đăm Săn cho ta thấy sự phát triển, giàu có, hùng mạnh của bộ tộc Đăm Săn sau khi chàng giành chiến thắng. ; tô đậm và khắc sâu ý nghĩa thời đại của chiến tranh bộ tộc trong sự phát triển của cộng đồng.

Với ngôn ngữ trang trọng giàu hình ảnh giàu nhạc điệu cùng phép so sánh và cường điệu độc đáo tác phẩm đề cao hình tượng oai phong dũng mãnh đề cao tài năng đề cao hạnh phúc gia đình tha thiết với cuộc sống phồn vinh bình yên của cộng đồng của người anh hùng Đam Săn qua đó làm nổi bật phẩm chất khát vọng cao đẹp cảu người xưa.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Hồ Thị Phong Lan
Xem chi tiết
Thiên Hàn Băng Dii
Xem chi tiết
ABCXYZ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Trng
Xem chi tiết
tran duc huy
Xem chi tiết
Mạnh Đoàn
Xem chi tiết
Kim Oanh Nguyễn
Xem chi tiết
LÒ LÊ ÁNH PHƯƠNG
Xem chi tiết
Thàng Long
Xem chi tiết