Hướng dẫn soạn bài Chữa lỗi dùng từ (Tiếp theo)

Minamoto Natsuko

Bạn nào có bài kiểm tra 1 tiết

Đề cương là ôn tập 4 bài: em bé thông minh, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Thạch Sanh, Thánh Gióng

+Gồm 4 câu hỏi chia đề ra cho 4 bài

+Gồm: nội dung, trình tự và ý nghĩa

Kim Thinn
21 tháng 10 2019 lúc 10:16

Đây chỉ là đề thi thử của mình thôi nha! (bài Em bé thông minh)

ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT LỚP 6

A/ TRẮC NGHIỆM (3đ)

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi trắc nghiệm bên dưới bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng.

[...] Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Ðể dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, yêu cầu xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan nhìn nhau. Không trả lời được câu đó oái oăm ấy tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút. Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu v.v… Nhưng, tất cả mọi cách đều vô hiệu, bao nhiêu ông Trạng và các nhà thông thái triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Khi một viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em còn đùa nghịch ở sau nhà. Và khi nghe nói xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu [...] rồi bảo:

– Cứ theo cách đó là xâu được ngay!

Viên quan sung sướng, lật đật trở về tâu vua. Vua và các quan triều thần nghe nói thì mừng lắm. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng. [...]

CÂU 1/ Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là gì?

A/ Tự sự B/ Miêu tả C/ Biểu cảm D/ Nghị luận

CÂU 2/ Trong truyện, em bé đã dùng cách nào để xâu sợi chỉ qua con ốc theo yêu cầu của sứ giả nước ngoài?

A/ Bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng rồi xâu qua vỏ ốc.

B/ Xỏ chỉ vào cây kim rồi xâu qua vỏ ốc.

C/ Bắt con kiến càng rồi buộc vào sợi chỉ, bôi mỡ vào đầu con ốc, con kiến nghe mùi và sẽ chui qua.

D/ Dùng miệng hút sợi chỉ qua vỏ ốc.

CÂU 3/ Nối tên văn bản với thể loại văn học dân gian đã học.

A B

1/ Thạch Sanh a/ Truyền thuyết

2/ Thánh Gióng b/ Cổ tích

3/ Sơn Tinh, Thủy Tinh

4/ Em bé thông minh

CÂU 4/ Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm truyền thuyết.

Truyền thuyết là........................................................kể về..........................................thường có.....................................Truyền thuyết......................................................được kể.

B/ TỰ LUẬN (7đ)

CÂU 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản đó? (2đ)

CÂU 2: Chi tiết về cách giải đố của em bé thông minh trong đoạn trích lí thú như thế nào? (2đ)

CÂU 3: Qua truyện cổ tích Thạch Sanh, em có nhận xét gì về nhân vật Thạch Sanh? (3đ)

Bạn tham khảo để biết dạng nhé! Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Ngọc Diệp
12 tháng 11 2019 lúc 20:36
I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Học sinh đọc kĩ đề bài và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1 Truyện nào sau đây không là truyền thuyết?

A. Thánh Gióng B. Sơn Tinh, Thủy Tinh

C. Em bé thông minh D. Bánh chưng, bánh giày.

Câu 2 Truyền thuyết “Thánh Gióng” phản ánh ước mơ gì của nhân dân ta?

A. Người anh hùng chống giặc cứu nước. C. Tình làng nghĩa xóm.

B. Tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm. D.Vũ khí hiện đại để giết giặc.

Câu 3 Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “ cái bọc trăm trứng” là:

A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.

B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.

C. Tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc.

D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.

Câu 4 Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?

A. Dũng sĩ có tài năng kì lạ. B. Ngốc nghếch C. Bất hạnh D. Động vật

Câu 5 Câu thơ trên liên quan đến truyền thuyết nào?

“ Hình vuông trong trắng ngoài xanh

Có đậu, có hành có cả thịt heo”

A.Thánh Gióng C. Bánh chưng, bánh giầy

B. Con Rồng cháu Tiên D. Sơn Tinh, Thủy Tinh

Câu 6 Tại sao em bé trong văn bản “Em bé thông minh” được hưởng vinh quang?

A.Nhờ may mắn và tinh ranh C.Nhờ có vua yêu mến

B.Nhờ sự giúp đỡ của thần linh D.Nhờ thông minh , hiểu biết.

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 Nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”? .

Câu 2 Truyện “Thạch Sanh” có những chi tiết kì ảo nào? Ý nghĩa của chi tiết “tiếng đàn thần kì” và “chiếc niêu cơm thần” ?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trang Trai Lon
Xem chi tiết
Hương Giang
Xem chi tiết
Hương Giang
Xem chi tiết
Sữa Xinh
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Đức
Xem chi tiết
NgâyThơ Trongsáng Dễtinn...
Xem chi tiết
nguyễn thị kim khuyên
Xem chi tiết
Xubiano Le
Xem chi tiết