Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trường Thanh Tử

Bần Đạo Trường Thanh, hôm nay xin dùng góc nhìn Đạo Đạo học để phân tích và so sánh 2 bài thơ "Tĩnh Dạ Tứ" và "Vọng Lư Sơn Bộc Bố" của Lý Bạch, tự Thái Bạch.

Trường Thanh Tử
7 tháng 4 lúc 10:39

Lý Bạch tự Thái Bạch, ngoài là một thi sĩ, ông còn là một Đạo gia bác đại uyên thâm với Đạo hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Ông được biết đến với nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu như "Hành Lộ Nan", "Lư Sơn Dao", "Nguyệt Hạ Độc Chước",... Thì riêng đặc biệt có hai bài thơ thể hiện hai Thái Cực nội tâm của ông, cũng mang hàm nghĩa "Tứ Cảnh Ngộ Đạo" mà nhiều người thường không nghĩ đến, mà chỉ phân tích riêng biệt. Hôm nay, dưới góc nhìn Đạo học, bần Đạo xin mạn phép đôi lời thông qua hai bài thơ này của ông để nói về Đạo học của ông.

Ngay từ đầu của bài Tĩnh Dạ Tư, chữ "Sàng" được nhiều người dịch sai nghĩa là giường, nhưng không ai nghĩ đến trong thời đại của ông, chữ "Sàng" được dùng khá phổ biến để miêu tả miệng giếng, bờ đê,... Từ đó cho thấy, ý cảnh của bài thơ này trùng lập nhưng cũng trái ngược với "Vọng Lư Sơn Bộc Bố", tạo nên hai thái cực sơ nhập Đạo học của ông là "Động" và "Tĩnh", một NGOẠI CHIẾU THIÊN CẢNH và một NỘI CHIẾU TÂM CẢNH. "Sàng tiền minh nguyệt quang", tức trước giếng có ánh trăng sáng, trong câu ta thấy được sự kết hợp hài hoà giữa Thiên tức là trăng trên trời, Địa tức là giếng dưới đất, và Nhân tức là người đang soi gương mặt giếng. Có thể thấy, đây chính là biểu trưng cho "tam tài" của Đạo gia, mở ra một ý cảnh nội tâm xuyên suốt bài thơ của ông. Kế đến, "Nghi thị địa thượng sương", ông dùng từ "nghi" để biểu đạt sự phân vân, không phân biệt được, Đạo gia gọi đây là "vọng". Tại sao ông lại có sự so sánh giữa "ánh trăng" và "sương"? Ở đây, ánh trăng có thể thấy nhưng không thể chạm, còn sương có thể chạm nhưng không thể thấy, một hư một thực mà tạo nên "nghi", đây chính là "vọng" khi đối diện với "chân cảnh". Có thể thấy, ông miêu tả giếng như nội tâm của ông, khi ánh trăng chiếu xuống tức là Đạo, chiếu xuống giếng tức là Tâm, nên sinh ra nghi, không phân biệt được giữa thật và giả. Đây chính là ngộ ra bản chất sự vật khi được nhìn thấy chưa chắc đã là thật. "Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương.", hành động "cử đầu" của ông, nếu ví "nguyệt" chính là Thiên Đạo, thì hành động ngẩng đầu lên của ông chính là hành động của một con người đang "cầu Đạo", sau khi cầu Đạo, thì lại "đê đầu" để "tư cố hương". "Cố hương" ở đây cũng chưa chắc là quê nhà trần thế, mà còn có thể là quê nhà của linh hồn, tức là tâm cảnh. Khi thấy Đạo rồi, thì phản bổn quy chân, nhìn lại tâm mình. Giếng là Địa, mà nhìn vào giếng có thể thấy trăng, tức là Thiên trong Địa. Nhưng khi cúi đầu rồi, thì không còn thấy trăng nữa, mà là nỗi nhớ, tức là "tư". 

(Viết đến đây, bần Đạo có việc bận, xin để sau viết tiếp)


Các câu hỏi tương tự
NT Hảo
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Thuý Oanh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Thuý Oanh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết