Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh Thao - 5a1

* Bài tập 3: Em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài ca dao sau:

       Cá không ăn muối cá ươn,

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

minh nguyet
2 tháng 9 2022 lúc 21:26

Gợi ý cho em các ý:

Mở bài: Giới thiệu về ca dao tục ngữ VN nói chung.

Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Cảm nhận về bài ca dao ...)

Thân bài:

        Cá không ăn muối cá ươn,

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

Giải thích nghĩa của các cụm từ:

cá ăn muối

cá ươn

con cãi cha mẹ

+ Con cái cãi cha mẹ giống như cá không ưa muối, sẽ bị hư hỏng, phải bỏ đi

+ Nếu con cái không nghe lời cha mẹ, sẽ trở nên hư hỏng, không thể tiến bộ được

+ Con cái cũng nên nghe lời cha mẹ theo hướng tích cực

+ Câu ca dao thể hiện sự đúng đắn trong quan niệm dạy con cái

Kết bài.

Bày tỏ suy nghĩ của em về câu ca dao.

_minnguyet.hoc24_

Tuyet
2 tháng 9 2022 lúc 18:37

Tham khảo :

 

Một trong những đạo lý làm người căn bản và quan trọng nhất chính là đạo hiếu của người con đối với cha mẹ. Trong những tình cảm con người, duy chỉ có tình cảm cha mẹ và con cái là tình cảm thiêng liêng nhất, cha mẹ là người sinh thành và dưỡng dục con cái nên người, ngược lại, con cái phải hiếu thảo, lễ phép và vâng lời cha mẹ. Ca dao có câu "Cá không ăn muối cá ươn - Con cãi cha mẹ trăm đường con hư", đây chính là bài học nhận thức răn dạy phận làm con phải biết lắng nghe sự dạy bảo, lời khuyên răn của bậc cha mẹ.

Ca dao tục ngữ xưa nghe sao mà gần gũi, thân thương với cuộc sống hằng ngày, hình ảnh con cá cũng được đưa vào ca dao trở thành hình ảnh minh họa cho những lời răn dạy. Chúng ta chẳng ai còn xa lạ gì với cá, nó có trong bữa ăn hằng ngày, và ai đã từng làm cá cũng sẽ biết cách nói "cá ăn muối" nghĩa là đem cá đã được mổ sạch đem ướp muối để cho thịt cá được ngấm muối, săn chắc và đỡ mùi tanh khi chế biến. Nếu cá không được ướp muối để lâu sẽ bị ươn, "cá ươn" chính là trạng thái cá chết để lâu, thịt mềm nhũn và có mùi hôi không còn mùi tanh đặc trưng của cá. "Con cãi cha mẹ" là những lời nói hay hành động làm trái lại lời dạy bảo, sai khiến của cha mẹ, cãi cha mẹ sẽ trở thành người "con hư" có nghĩa là người con không có giáo dục, hư hỏng, đốn mạt, không ra gì. Câu ca dao đã ví con cái cãi lại lời cha mẹ giống như cá mà không được ăn muối, sẽ trở thành thứ hư hỏng, bỏ đi, không thể trở thành người tốt được. Muối ở đây tương ứng với những lời răn dạy, chỉ bảo của cha mẹ, không ăn muối cá sẽ ươn giống như con không nghe lời cha mẹ, con sẽ khó mà nên người.

Trước hết, ta cần khẳng định rằng câu ca dao mang ý nghĩa đúng đắn và có giá trị đạo lý sâu sắc. Cha mẹ là người đã sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn, trải qua cuộc sống và nhiều kinh nghiệm sống hơn con cái, những điều cha mẹ dạy bảo luôn là điều hay lẽ phải, bởi có cha mẹ nào lại không mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Thấy con làm cái này chưa đúng, cha mẹ chỉ bảo cặn kẽ cho con làm lại thật chính xác, thấy con làm điều trái với đạo lý, cha mẹ từ từ khuyên ngăn và dạy bảo giúp con tránh xa điều ác, làm người tốt. Cha mẹ không bao giờ lại đi dạy những thói hư tật xấu, truyền đạt những tư tưởng tiêu cực và nhồi nhét vào đầu con cái những điều không hay bởi cha mẹ nào cũng hết lòng vì con cái, mong cho con nên người, tài giỏi và thành đạt. Vì những điều tốt đẹp mà cha mẹ luôn muốn dành cho con cái nên con cái phải hiểu được tấm lòng cha mẹ, phải biết lắng nghe, ghi nhớ, kính trọng và vâng lời cha mẹ, những lời dạy bảo của cha mẹ đáng quý hơn ngàn vàng, quý trọng lời của cha mẹ mới là trọn đạo làm con. Nếu con cái để ngoài tai những lời của cha mẹ thì mãi mãi vẫn không thể trưởng thành, không tiến bộ và nên người được, ngược lại còn khiến mình trở thành người con bất hiếu, vô giáo dục. Ngày nay, tính đúng đắn của câu ca dao vẫn nguyên vẹn, tuy nhiên xét trong từng hoàn cảnh, không còn quan niệm con cái nhất nhất nghe theo lời sai bảo của cha mẹ mà bây giờ con cái có thể đứng trên quan điểm của mình bày tỏ ý kiến và trao đổi với bố mẹ. Dù là cha mẹ nhưng cũng sẽ có những lúc sai lầm, sẽ có lúc sai khiến con làm điều sai mà không nhận ra, chính vì vậy, người con phải biết lắng nghe và tiếp thu sự chỉ bảo của cha mẹ một cách chọn lọc. Cần có sự lắng nghe của cả hai phía, con nghe lời chỉ bảo của cha mẹ, cha mẹ cũng cần lắng nghe nguyện vọng và ý kiến của con cái, như vậy mới dung hòa được những vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù có quyền được bày tỏ ý kiến nhưng con cái phải luôn giữ phép tắc, lễ nghĩa, thái độ đúng mực, có được như vậy gia đình sẽ luôn hòa thuận, hạnh phúc, con cái nên người, cha mẹ nhẹ lòng.

Câu ca dao "Cá không ăn muối cá ươn - Con cãi cha mẹ trăm đường con hư" thực sự là một bài học đạo đức quý giá đối với những người làm con, những người học sinh chúng ta chính là những người phải ghi nhớ và thực hiện theo đúng tinh thần của câu ca dao. Chúng ta cần phải biết lắng nghe lời của cha mẹ, trở thành con ngoan trò giỏi, hoàn thiện bản thân nên người, có ích cho gia đình và xã hội.

Đỗ Tuệ Lâm
4 tháng 9 2022 lúc 9:26

Mở đoạn:

G.t bài ca dao trên từ các khía cạnh liên quan.

Thân đoạn:

Làm rõ các ý sau:

- Giải thích:

+ cá không ăn muốn cá ươn là gì?.

-> đây là hiện tượng cá để lâu không được ướp muối cá sẽ "ươn" lên và dễ hư.

+ con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

-> là đạo lý làm con trong cuộc sống, con cãi cha cãi mẹ thì dù có vì lý do gì thì người con cũng "bất hiếu" và "hư đốn".

- Khái quát nội dung bài ca dao: là quan niệm mà ông cha ta đặt ra trong cuộc sống răn day những đứa con hay cãi cha mẹ.

- Bài học đúc kết từ bài ca dao:

+ Không nên cãi cha mẹ

+ Nên nghe lời cha mẹ nếu như điều ba mẹ mong tốt cho bản thân, cho cha mẹ.

- Nêu suy nghĩ của em về bài ca dao trên:

+ Em cảm thấy mình học hỏi được gì từ bài ca dao?.

+ Em có đồng tình với quan niệm của bài ca dao này không?. Vì sao?.

- Nêu lên thực trạng hiện nay: có rất nhiều người con hiện nay hay cãi cha mẹ, em có lời khuyên gì cho họ.

+ Làm rõ công ơn cha mẹ.

+ Làm rõ tình yêu thương cha mẹ dành cho con.

- Bản thân em có yêu thương cha mẹ không?. Em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương này?. 

- Kết luận: Chúng ta cần biết yêu thương, chăm sóc cha mẹ đừng nên chăm cãi cha mẹ. 

Kết đoạn:

- Khẳng định lại suy nghĩ của bản thân.


Các câu hỏi tương tự
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Khương
Xem chi tiết
Bích Phượng
Xem chi tiết
Lê Phúc
Xem chi tiết
Đỗ Hà Hải Anh
Xem chi tiết
Phạm Mai Minh Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Đoan Trang
Xem chi tiết
Thanh Ngân
Xem chi tiết
Ngô Thị Vân Trinh
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh An An
Xem chi tiết