PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
TRƯỜNG THCS ĐỒNG CƯƠNG
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Môn : Toán – Lớp 8
Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề)
|
ĐỀ BÀI
A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau rồi ghi vào giấy làm bài.
Câu 1. Biểu thức còn thiếu của hằng đẳng thức: (x – y)2 = x2 - …..+y2 là:
A. 4xy B. – 4xy C. 2xy D. – 2xy
Câu 2. Kết quả của phép nhân: ( - 2x2y).3xy3 bằng:
A. 5x3y4 B. – 6x3y4 C. 6x3y4 D. 6x2y3
Câu 3: Kết quả phân tích đa thức thành nhân tử của x(x – 3) + 4(3 –x) là:
A. (x – 3)(x –4)
B. (4 – x)(x – 3)
C. (x – 4)(3 – x)
D. (x – 3)(x + 4)
Câu 4: Cho tứ giác ABCD, có = 1400. Khi đó, tổng bằng:
A. 1600 B. 2200 C. 2000 D. 1500
Câu 5: Hình thang ABCD (AB // CD), M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AD, BC. Biết AB = 14cm, MN = 20cm. Độ dài cạnh CD bằng:
A. 17cm B. 24cm C. 26cm D. 34cm
Câu 6.Hình nào sau đây có 4 trục đối xứng ?
A. Hình thang cân B. Hình bình hành
C. Hình chữ nhật D. Hình vuông
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1 (1,5 điểm). Phân tích các đa thức sau thành nhân tử
a) 𝑥2𝑦−2𝑥𝑦2+𝑦3 b) 𝑥3+2−2𝑥2−𝑥
Bài 2. (1,5 điểm). Tìm x, biết:
a) x(x – 2) – 3(2 – x) = 0
b) (x + 4)2
– 9 = 0
Bài 3. (3 điểm)
Cho Δ𝐴𝐵𝐶, gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC, BC; và M, N, P, Q theo thứ tự là trung điểm các đoạn thẳng DA, AE, EF, FD.
a) Chứng minh: EF là đường trung bình của tam giác ABC
b) Chứng minh: Các tứ giác DAEF; MNPQ có các cạnh đối song song
c) Khi tam giác ABC vuông tại A thì các tứ giác DAEF; MNPQ là hình gì ? Chứng minh?
Bài 4:(1điểm)
a) Chứng minh rằng với mọi số nguyên a thì (a + 2)2 – (a – 2)2 chia hết cho 4
b) Tìm số nguyên n để giá trị của biểu thức A chia hết cho giá trị của biểu thức B.
A = n3 + 2n2 – 3n + 2 ; B = n – 1