Hướng dẫn soạn bài Cảnh khuya

Phạm Đỗ Khánh Hiền

Bài "cảnh khuya" nha
1, trăng có vị trí thế nào trong tâm hồn thi sĩ của bác? em hãy lấy 1 ví dụ để chứng minh
2, nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ đầu của bài "Cảnh khuya" . Trong 2 câu thơ đó tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật gì??
3 hãy phân tích tâm trạng của bác trong 2 câu thơ cuối của bài "cảnh khuya"
bài "rằm tháng giêng"
1 em hãy chỉ ra màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ "rằm tháng giêng"
2 hãy phân tích phong thái của bác và 2 câu thơ cuối bài "rằm tháng giêng"
MK CẦN GẤP GIÚP VS!!

Vũ Minh Tuấn
25 tháng 11 2019 lúc 9:23

bài "rằm tháng giêng"

1.

DÀN Ý

1. Đặt vấn đề:

– Hồ Chí Minh vừa là một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc vừa là một nhà thơ lớn. Vì thế thơ của Người luôn là sự hòa quyện của chất thép và chất tình, vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.

– Nguyên tiêu được Bác sáng tác trong thời gian đầu của cuộc . kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc, là bài thơ hội tụ phong cách nghệ t?luật Hồ Chí Minh.

2. Giải quyết vấn đề:

Vẻ đẹp cổ điển

– Ngôn ngữ: Tiếng Hán. Thơ chữ Hán thường cô đọng, súc tích, ít lời nhiều ý.

– Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt (bảy chữ bốn câu) – loại thơ cổ Đường thi này đòi hỏi người viết phải am hiểu sâu sắc và tinh tế mới đúc kết được tình ý trong câu chữ. . – Đề tài: Đề tài mùa xuân là đề tài quen thuộc trong thi ca cổ.

– Hình ảnh: trăng, trời, nước, khói sóng là những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ điển, giàu tính ước lệ, tượng trưng.

– Bút pháp: chấm phá; tả cảnh ngụ tình. Trong cảnh rằm xuân đẹp đẽ, tâm hồn thi sĩ hiện lên khoáng đạt, tràn trề sức xuân.

. Không gian: Chiều kích không gian khoáng đạt, mang không khí cổ điển. ..

– Thời gian: Đêm khuya là thời gian nhiều nhà thơ cổ lấy làm thi hứng sáng tác. Đặc biệt là những đêm trăng thanh gió mát.

Vẻ đẹp hiện đại

– Hình ảnh: Giữa dòng bàn bạc việc quân là hình ảnh của kháng chiến. Một hình ảnh mới mẻ không xuất hiện trong cổ thi.

– Sự vận động của mạch thơ: Mạch thơ vận động hướng sáng, càng lúc càng sáng: ánh sáng của thiên nhiên lan tỏa rồi bừng lên ánh sáng của tâm hồn, của trí tuệ.

3. Kết luận:

– Đây là bài thơ kết hợp hài hòa chất tình và chất thép, vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.

– Bài thơ đã thể hiện tâm hồn Bác thật tinh tế. Đó là một tâm hồn lãng mạn, nhạy cảm, tràn đầy sức sống, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống.

2.

Đến hai câu thơ cuối, ta thấy cảm nhận về dòng sông, về khói sóng, và con thuyền được nâng lên một mức:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

Nhớ ánh trăng ngày nào khi Bác còn bị giam dưới ngục lạnh nơi đất khách quê người (1942-1943) thì đêm nay - đêm rằm tháng giêng (1948) lại bắt gặp ánh trăng nơi chiến khu Việt Bắc. Con thuyền xuôi mái giữa dòng sông trăng, tựa mạn thuyền người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh đang đàm quân sự. Ánh trăng đêm này là ánh trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm được nhân dân đón đợi với bao tình cảm nồng hậu. Trăng đêm nay không phải là ánh trăng bình thường trước sân nhà, đầu ngõ. Bác thưởng trăng trên khói sóng, người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các bậc tao nhân mặc khách ngày xưa mà còn là con người hành động, người chiến sĩ cộng sản đánh giặc. Vị lãnh tụ đang bàn bạc việc quân trên con thuyền nhẹ lướt giữa sông nước trời xuân đây là trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt, yên ba là khói sóng, thi liệu cổ của Đường thi. Vậy là câu thơ có nét cổ điển và có nét hiện đại, chất hiện đại đó chính chất thép, chất chiến đấu của người chiến sĩ cộng sản: Nay ở trong thơ nên có thép - Nhà thơ củng phải biết xung phong.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
Ngọc Diệp
Xem chi tiết
dương mai hoàng lan
Xem chi tiết
Heo Rypa
Xem chi tiết
Edogawa Conan
Xem chi tiết
NuylDayy
Xem chi tiết
Hoa Thanh Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Thảo Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Thảo Ngân
Xem chi tiết