Bài 4

Linda Linda

Bài 4: Tập làm văn

Câu 1: Đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ của Dế Choắt, Dế Mèn nghĩ về bài học đường đời đầu tiên và ân hận vô cùng.

Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6, tập hai – Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy thay lời Dế Mèn kể lại bài học đường đời đầu tiên ấy.

Câu 2: Dựa vào văn bản Sông nước cà Mau của nhà văn Đoàn Giỏi, kết hợp với trí tưởng tượng sáng tạo của em hãy kể và tả lại chuyến du lịch kì thú của mình khi đến với vùng sông nước Cà Mau

Câu 3: Hãy tả lại quang cảnh dòng sông quê em.

Kiều Trang
22 tháng 4 2020 lúc 22:11

Câu 1: Đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ của Dế Choắt, Dế Mèn nghĩ về bài học đường đời đầu tiên và ân hận vô cùng.

Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6, tập hai – Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy thay lời Dế Mèn kể lại bài học đường đời đầu tiên ấy.

Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay, cũng may mà thoát nạn nhưng nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên

Câu 2: Dựa vào văn bản Sông nước cà Mau của nhà văn Đoàn Giỏi, kết hợp với trí tưởng tượng sáng tạo của em hãy kể và tả lại chuyến du lịch kì thú của mình khi đến với vùng sông nước Cà Mau

Thuyền chúng tôi xuôi hướng Cà Mau, một vùng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bủa giăng chi chít như mạng nhện. Không hiểu sao ở đây lúc nào đất trời, sông nước và không gian xung quanh cũng chỉ đơn điệu một màu xanh. Cùng lắm thì có thêm gió biển. Thứ gió mà ai ở đây lâu ngày cũng có thể cảm thấy vị mặn trong hơi gió.

Thuyền qua Chà Là, Cái Keo rồi xuôi dòng Bảy Háp...Biết tôi lần đầu đến Cà Mau, anh bạn tôi giải thích: ở đây người ta gọi tên đất tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ mà cứ theo đặc điểm riêng của nó gọi thành tên. Ví như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ mọc toàn mái giầm, thứ cây cọng tròn, sống nhẹ, với chỉ một tán lá xòe ra hình chiếc bơi chèo nhỏ. Gọi là kênh Ba Khía vì hai bên bờ, tập trung toàn những con ba khía, một loài còng biển lai cua, càng màu tím đỏ, làm mắm mà ăn chung với tỏi ớt thì tuyệt ngon.

Thảo nào hôm qua đi qua kênh Bọ Mắt, không hiểu tại sao tự nhiên người tôi cứ mẩn ngứa đỏ cả lên. Nhìn lướt qua, anh lái thuyền nói tôi bị con bọ mắt đốt. Thì ra cái tên Bọ Mắt ra đời vì trên dòng kênh có rất nhiều loài côn trùng ấy. Bữa khác, tôi lại thắc mắc hỏi anh về cái tên xã Năm Căn thì anh cho biết nghe nói ngày xưa, vùng đó chỉ có một cái lán năm gian được những người đến đó đốn củi hầm than dựng tạm bợ trên triền sông. Vì thế mà từ Cà Mau còn có nghĩa là vùng nước đen là như vậy.

Thuyền chúng tôi rẽ vào dòng Năm Căn. Ở đây ngày đêm nước ầm ầm đổ ra biển như thác, các nước ngược dòng bơi hàng đàn đen trũi. Dòng sông Năm Căn uốn mình măng giữa hai bờ rừng được. Cây đước mọc dày theo bãi, chi chít chen nhau từng lớp một. Tất cả hòa nên một gam màu bạt ngàn xanh của đước, của sương khói và màu xanh nhạt của vùng cửa biển.

Vào Năm Căn, chúng tôi được ghé thăm chợ ven sông. Một khu chợ với những căn lều lá thô sơ kiểu cổ nằm ngay cạnh những ngôi nhà gạch văn minh và những vật dụng đi biển của ...

Câu 3: Hãy tả lại quang cảnh dòng sông quê em

Tham Khảo:

"Anh đi nhớ mãi dòng sông. Long lanh một dải nước trong hiền hoà. Nhớ nhiều những lúc đôi ta. Bên bờ sông nhỏ chiều tà dần buông". Những câu thơ trong bài thơ "Con sông quê hương" cứ vang vọng mãi trong lòng tôi như một khúc hát gợi nhớ những kỉ niệm mơn man của tuổi thơ, gắn liền với con sông quê.

Con sông quê nằm ven bờ ruộng. Nhìn từ xa, con sông tuôn dài như một áng tóc trữ tình. Mùa đông, nước chảy lặng lờ như khoác trên mình chiếc áo dày dặn để giữ ấm. Xuân sang, con sông như khoác trên mình chiếc áo mới. Sáng mùa xuân trong trẻo tinh khôi, khi có những tia nắng mặt trời đầu tiên chiếu rọi, dòng sông bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài trong đêm tối. Nắng rọi xuống dòng sông, lấp lánh như dát vàng, dát bạc. Thỉnh thoảng, vài chú cá dái ngoi lên đớp mồi rồi nhanh chóng lặn mất để lại những vòng tròn lan xa. Hai bên bờ sông, tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Những bông lúa thì con gái đang đung đưa trước gió làm duyên. Xa xa thấp thoáng bóng mấy chú cò trắng đang mải miết đi tìm mồi. Khi nàng xuân nhẹ nhàng bước xuống trần gian, con sông như trôi nhanh hơn để bắt nhịp cuộc sống. Dòng chảy chậm rãi hiền từ, thỉnh thoảng cuốn theo đôi ba nhánh lục bình dập dềnh trên mặt sông. Những cành lục bình tim tím, lá xanh nhỏ trôi lững lờ thản nhiên như thêm vẻ đẹp tươi tắn, ấm áp cho dòng sông quê tôi. Chiều chiều, từng đàn vịt lội xuống sông tắm. Những chú vịt trắng muốt, kêu "quạc quạc" inh ỏi như xé toạc bầu không khí yên tĩnh của buổi chiều quê.

Hè sang, con sông biến đổi hẳn. Những đợt sóng cuộn trào liên tục mang phù sa bồi đắp cho cánh đồng châu thổ màu mỡ. Buổi sáng, dòng sông uốn lượn như dải lụa đào. Trên mặt nước còn le lói ánh đèn vàng trong cái chòi nhỏ của bác nông dân. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Chiều xuống, các cô các bà đem chăn màn ra giặt ra phơi, mồ hôi ướt đẫm tấm lưng gầy. Vài người đã có tuổi thì ung dung thả cần câu để câu cá, tiếng nói cười rôm rả hai bên bờ sông nhộn nhịp lạ thường. Bọn trẻ quê thích nhất là được ra sông tắm mỗi buổi chiều hè. Được đắm mình trong làn nước mát lành, nô đùa thỏa thích thật là một thú vui mà bất cứ đứa trẻ quê nào cũng ưa chuộng. Mùa thu, nước sông trong vắt như tấm gương soi bóng mây trời. Mùi thơm của chín vàng ươm hoà quyện với mùi phân trâu, hương nước trong mát tạo thành một mùi hương không thể phai trong lòng mỗi người con xa xứ.

Dòng sông quê mãi mãi là một phần kí ức không thể phai trong tim mỗi con người, là người mẹ hiền từ ôm ấp lấy xóm làng, là nhân chứng cho những kỉ niệm ngây dại của tuổi thơ. Dù có đi đâu xa, con người luôn biết hướng về dòng sông quê hương, hướng về nguồn cội yêu dấu.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
hoàng hương lan
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Lê Thanh Bình
Xem chi tiết
Nguyễn huyền
Xem chi tiết
Nhật Minh Trần Vũ
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Trang Hoàng
Xem chi tiết