Bài 3. Một vật treo trên lực kế. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 52,8N. Nhúng chìm vật trong nước thì thấy mực nước tăng thêm 600cm3. Tính trọng lượng riêng của chất làm vật đó? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Bài 4. Để đưa vật có khối lượng 100kg lên cao 2m bằng một hệ thống pa lăng (gồm có 1 RR cố định và 1 RR động), người thợ phải dùng một lực kéo là 600N.
a) Bỏ qua ma sát. Tính quãng đường dây kéo vật phải dịch chuyển?
b) Tính công hao phí?
c) Tính hiệu suất của pa lăng?
Giúp mình với ạ mình đang cần gấp
Bài 3: Đổi: \(600cm^3=0,0006m^3\)
Do vật chìm hoàn toàn \(\Leftrightarrow V=V_c\)
Trọng lượng riêng chất làm nên vật:
\(d=\frac{P}{V}=\frac{52,8}{0,0006}=88000\left(N/m^3\right)\)
Bài 4:
a) Do hệ thống cho ta lợi 2 lần về lực nên thiệt 2 lần về đường đi
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}F'=\frac{P}{2}=\frac{m.g}{2}=\frac{100.10}{2}=500\left(N\right)\\s=2.h=2.2=4\left(m\right)\end{matrix}\right.\)
b) Lực ma sát:
\(F_{ms}=F-F'=600-500=100\left(N\right)\)
Công hao phí:
\(A_{hp}=F_{ms}.s=100.4=400\left(J\right)\)
Hiệu suất pa lăng:
\(H=\frac{A_i}{A_{tp}}.100\%=\frac{P.h}{F.s}.100\%=\frac{100.10.2}{600.4}.100\%=83,33...\%\)