Bài 1. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG

Trần Tố Trân

Bài 1: Trong htđ Oxy cho đường thẳng d : 3x-y+4 = 0 và đường thẳng denta : x+2y-5=0 .

Điểm A ( -2; 3).

1) Hãy tìm tọa độ điểm H là hình chiếu của A trên d.

2) tìm tọa độ A’ là điểm đối xứng với A qua d.

3) Viết phương trình đường thẳng đối xứng với đường thẳng d qua đường thẳng denta

4) Viết phuong trình đường thẳng đôi xứng với d qua A ( 3 dạng PT).

5) Tìm tọa độ điểm N trên d sao cho ON nhỏ nhất.

P/S : GIÚP MK VS Ạ. MK CẦN LẮM Ạ. GIẢI CHI TIẾT GIÚP MK VS Ạ. THANKS NHÌU NHÌU Ạ

Nguyễn Việt Lâm
24 tháng 2 2021 lúc 13:45

1. Gọi d' là đường thẳng qua A và vuông góc d

\(\Rightarrow\) d' nhận (1;3) là 1 vtpt

Phương trình d':

\(1\left(x+2\right)+3\left(y-3\right)=0\Leftrightarrow x+3y-4=0\)

H là giao điểm d và d' nên tọa độ thỏa mãn:

\(\left\{{}\begin{matrix}3x-y+4=0\\x+3y-4=0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=-\dfrac{4}{5}\\y=\dfrac{8}{5}\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow H\left(-\dfrac{4}{5};\dfrac{8}{5}\right)\)

2.

Do A' đối xứng A qua d nên H là trung điểm AA'

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_{A'}=2x_H-x_A=\dfrac{2}{5}\\y_{A'}=2y_H-y_A=\dfrac{1}{5}\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow A'\left(\dfrac{2}{5};\dfrac{1}{5}\right)\)

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Lâm
24 tháng 2 2021 lúc 14:05

3.

Gọi B là giao điểm d và \(\Delta\) thì tọa độ B thỏa mãn:

\(\left\{{}\begin{matrix}3x-y+4=0\\x+2y-5=0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow B\left(-\dfrac{3}{7};\dfrac{19}{7}\right)\)

Lấy điểm \(C\left(0;4\right)\) thuộc d

Phương trình đường thẳng \(d_1\) qua C và vuông góc \(\Delta\) có dạng:

\(2\left(x-0\right)-\left(y-4\right)=0\Leftrightarrow2x-y+4=0\)

Gọi D là giao điểm \(\Delta\) và \(d_1\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x+2y-5=0\\2x-y+4=0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow D\left(-\dfrac{3}{5};\dfrac{14}{5}\right)\)

Gọi D' là điểm đối xứng C qua \(\Delta\Rightarrow\) D là trung điểm CD'

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_{D'}=2x_D-x_C=-\dfrac{6}{5}\\y_{D'}=2y_D-y_C=\dfrac{8}{5}\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\overrightarrow{BD'}=\left(-\dfrac{27}{35};-\dfrac{39}{35}\right)=-\dfrac{3}{35}\left(9;13\right)\)

Phương trình đường thẳng đối xứng d qua denta (nhận \(\left(9;13\right)\) là 1 vtcp và đi qua D':

\(\left\{{}\begin{matrix}x=-\dfrac{6}{5}+9t\\y=\dfrac{8}{5}+13t\end{matrix}\right.\)

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Lâm
24 tháng 2 2021 lúc 14:12

4.

Gọi \(d_1\) là đường thẳng đối xứng với d qua A

\(\Rightarrow d_1||d\Rightarrow d_1\) có dạng: \(3x-y+c=0\)

Do A cách đều d và \(d_1\) nên:

\(d\left(A;d\right)=d\left(A;d_1\right)\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{\left|3.\left(-2\right)-3+4\right|}{\sqrt{3^2+\left(-1\right)^2}}=\dfrac{\left|3.\left(-2\right)-3+c\right|}{\sqrt{3^2+\left(-1\right)^2}}\)

\(\Leftrightarrow\left|c-9\right|=5\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}c=4\left(loại\right)\\c=14\end{matrix}\right.\)

Vậy pt \(d_1\) có dạng: \(3x-y+14=0\)

Em tự chuyển sang 2 dạng còn lại

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Lâm
24 tháng 2 2021 lúc 14:15

5.

Gọi N là 1 điểm bất kì thuộc d \(\Rightarrow3x_N-y_N+4=0\Rightarrow y_N=3x_N+4\)

\(\Rightarrow N\left(x_N;3x_N+4\right)\)

\(\Rightarrow\overrightarrow{ON}=\left(x_N;3x_N+4\right)\)

\(\Rightarrow ON=\sqrt{x_N^2+\left(3x_N+4\right)^2}=\sqrt{10x_N^2+24x_N+16}\)

\(\Leftrightarrow ON=\sqrt{10\left(x_N+\dfrac{6}{5}\right)^2+\dfrac{8}{5}}\ge\sqrt{\dfrac{8}{5}}\)

Dấu "=" xảy ra khi \(x_N+\dfrac{6}{5}=0\Leftrightarrow x_N=-\dfrac{6}{5}\)

\(\Rightarrow N\left(-\dfrac{6}{5};\dfrac{2}{5}\right)\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trúc Phan
Xem chi tiết
Trúc Phan
Xem chi tiết
Tuấn
Xem chi tiết
An An
Xem chi tiết
fghj
Xem chi tiết
THÙY TRANG
Xem chi tiết
Huỳnh Nguyễn Hiếu Nhi
Xem chi tiết
Vương Tuấn Khải
Xem chi tiết
lu nguyễn
Xem chi tiết