Bài 1: Gieo 1 xúc xắc 2 lần.
a. Xác định không gian mẫu.
b. Xác định biến cố A: "số chấm của lần 1 lớn hơn số chấm lần 2". c. Xác định biến cố B: "số chấm xuất hiện cả là số chẵn".
Bài 2: Trên kệ sách có 3 quyển sách Toán khác nhau, 4 quyển sách Lý khác nhau.
a) Bạn An chọn ngẫu nhiên 1 quyển sách. Tính xác suất của biến cố "Quyển sách Toán được chọn".
b) Bạn Hoa chọn ngẫu nhiên 3 quyển sách. Tính xác suất của biến cố "Bạn Hoa chọn ít nhất một Quyển sách lý ".
Bài 1:
a: \(\Omega=\left\{\left(1;1\right);\left(1;2\right);...;\left(6;5\right);\left(6;6\right)\right\}\)
b: A: "Số chấm của lần 1 lớn hơn số chấm của lần 2"
=>A={(2;1);(3;1);(4;1);(5;1);(6;1);(3;2);(4;2);(5;2);(6;2);(4;3);(5;3);(6;3);(5;4);(6;4);(6;5)}
=>n(A)=15
\(P\left(A\right)=\dfrac{15}{36}=\dfrac{5}{12}\)
c: B: "Số chấm xuất hiện của cả 2 lần đều là số chẵn"
=>B={(2;2);(2;4);(2;6);(4;2);(4;4);(4;6);(6;2);(6;4);(6;6)}
=>n(B)=9
=>\(P\left(B\right)=\dfrac{9}{36}=\dfrac{1}{4}\)
Bài 2:
a: Số quyển sách Toán là 3 quyển sách
=>Xác suất là \(\dfrac{3}{7}\)
b: TH1: 1 lý; 2 toán
Số cách chọn 1 cuốn sách lý là \(C^1_4=4\left(cách\right)\)
Số cách chọn 2 quyển sách Toán là \(C^2_3=3\left(cách\right)\)
=>Có \(4\cdot3=12\left(cách\right)\)
TH2: 2 lý; 1 toán
Số cách chọn 2 cuốn sách Lý là \(C^2_4=6\left(cách\right)\)
Số cách chọn 1 cuốn sách Toán là 3(cách)
Do đó: Có \(6\cdot3=18\left(cách\right)\)
TH3: 3 lý
Số cách chọn 3 quyển sách lý là: \(C^3_4=4\left(cách\right)\)
Tổng số cách là 18+4+12=34(cách)
Số cách chọn 3 quyển sách bất kì là \(C^3_7=35\left(cách\right)\)
Xác suất là \(\dfrac{34}{35}\)