Violympic toán 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hồng Nguyễn

Bài 1: Cho hàm số : y = f(x) = 2x\(^2\)-8
a) Tính : f(0) ; f(-2) ; f(3)
b) Tìm x khi y = 0
c) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức f(x)
Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AI \(\perp\) BC tại I (I \(\in\) BC). Lấy điểm E \(\in\) AB và điểm F \(\in\) AC sao cho AE = AF .
Chứng minh rằng:
a) BI = CI.
b) \(\Delta\)IEF là tam giác cân.
c) AI \(\perp\) EF

Nguyễn Lê Phước Thịnh
23 tháng 3 2020 lúc 11:14

Bài 1:

a)

Thay x=0 vào hàm số \(y=f\left(x\right)=2x^2-8\), ta được

\(2\cdot0^2-8=0-8=-8\)

Vậy: -8 là giá trị của hàm số \(y=f\left(x\right)=2x^2-8\) tại x=0

Thay x=-2 vào hàm số \(y=f\left(x\right)=2x^2-8\), ta được

\(2\cdot\left(-2\right)^2-8=2\cdot4-8=8-8=0\)

Vậy: 0 là giá trị của hàm số \(y=f\left(x\right)=2x^2-8\) tại x=-2

Thay x=3 vào hàm số \(y=f\left(x\right)=2x^2-8\), ta được

\(2\cdot3^2-8=2\cdot9-8=18-8=10\)

Vậy: 10 là giá trị của hàm số \(y=f\left(x\right)=2x^2-8\) tại x=3

b) Khi y=0 thì \(2x^2-8=0\)

\(\Leftrightarrow2x^2=8\)

\(\Leftrightarrow x^2=4\)

\(\Leftrightarrow x\in\left\{2;-2\right\}\)

Vậy: Khi y=0 thì \(x\in\left\{2;-2\right\}\)

c) Ta có: \(x^2\ge0\forall x\)

\(\Rightarrow2x^2\ge0\forall x\)

\(\Rightarrow2x^2-8\ge-8\forall x\)

Dấu '=' xảy ra khi \(x^2=0\Leftrightarrow x=0\)

Vậy: Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(F\left(x\right)=2x^2-8\) là -8 khi x=0

Bài 2:

a) Xét ΔAIB vuông tại I và ΔAIC vuông tại I có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

AI là cạnh chung

Do đó: ΔAIB=ΔAIC(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

⇒IB=IC(hai cạnh tương ứng)

b) Ta có: AE+EB=AB(E nằm giữa A và B)

AF+FC=AC(F nằm giữa A và C)

mà AB=AC(ΔABC cân tại A)

và AE=AF(gt)

nên EB=FC

Xét ΔEIB và ΔFIC có

EB=FC(cmt)

\(\widehat{B}=\widehat{C}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

BI=CI(cmt)

Do đó: ΔEIB=ΔFIC(c-g-c)

⇒IE=IF(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔIEF có IE=IF(cmt)

nên ΔEIF cân tại I(định nghĩa tam giác cân)

c) Xét ΔAEF có AE=AF(gt)

nên ΔAEF cân tại A(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{AEF}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔAEF cân tại A)(1)

Ta có: ΔABC cân tại A(gt)

\(\widehat{ABC}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔABC cân tại A)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{AEF}=\widehat{ABC}\)

\(\widehat{AEF}\)\(\widehat{ABC}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên EF//BC(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Ta có: EF//BC(cmt)

AI⊥BC(gt)

Do đó: EF⊥AI(định lí 2 từ vuông góc tới song song)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Măm Măm
Xem chi tiết
Đỗ Mai Huyền Linh
Xem chi tiết
Hợp Mai
Xem chi tiết
Jack Viet
Xem chi tiết
hân phan
Xem chi tiết
Ruby
Xem chi tiết
nguyễn hoài thu
Xem chi tiết
👁💧👄💧👁
Xem chi tiết
Mai
Xem chi tiết