Ba nguyên tố X, Y, T trong cùng một chu kì có tổng số hiệu nguyên tử là 39. Số hiệu nguyên tử Y bằng trung bình cộng số hiệu của nguyên tử X và Z. Nguyên tử của 3 nguyên tố này hầu như không phản ứng với H2O ở điều kiện thường.
a) Hãy xác định vị trí các nguyên tố trong BTH.
b) So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử của các nguyên tố đó.
c) So sánh tính base của các hydroxide tương ứng với công thức oxide cao nhất của X, Y, T.
a)
Theo đề có:
\(Z_X+Z_Y+Z_Z=39\left(1\right)\\ Z_Y=\dfrac{Z_X+Z_Z}{2}\left(2\right)\\ \Rightarrow Z_Y=13\Rightarrow Y:Al:\left[Ne\right]3s^23p^1\)
Vì nguyên tử của 3 nguyên tố này hầu như không phản ứng với \(H_2O\) ở điều kiện thường nên \(Z_X=12:Mg:\left[Ne\right]3s^2\Rightarrow Z_Z=14:Si:\left[Ne\right]3s^22p^2\)
- Cả 3 nguyên tố đều thuộc chu kì 3, Mg ở nhóm IIA, Al nhóm IIIA, Si nhóm IVA
b)
Thứ tự độ âm điện: \(Mg< Al< Si\)
=> \(R_{Mg}>R_{Al}>R_{Si}\)
c) Thứ tự tính base:
\(Mg\left(OH\right)_2>Al\left(OH\right)_3>Si\left(OH\right)_4=H_2SiO_3.H_2O\)
base yếu hidroxit lưỡng tính axit yếu