Đề kiểm tra 1 tiết chương châu Á - Địa lí lớp 8

Hà Hoàng

A:Trắc​ nghiệm

​1)Phân bố địa hình Châu Á

​2)Phân bố khoáng sản chủ yếu

3)Các kiểu khí hậu Châu Á?Kiểu khĩ hậu phổ biến là gì?​

​4)Phân bố các chủng tộc

​5)Phân bố vành đai lửa Thái Bình Dương

​6)Chế độ nước các hệ thống sông nước

​7)Thời gian ra đời các tôn giáo lớn (tính bằng năm)

​8)Các loại thiên tai ở khu vực khí hậu gió mùa

​9)Sự phân bố các thành phố lớn

​B:Tự luận

​1)Đặc điểm vị trí địa lí Châu Á

​2)Châu Á có những đới khí hậu nào?Giải thích vì sao có đủ các đới khí hậu

​3)Trình bày đặc điểm sông ngòi Châu Á(nội dung 10;11)

​4)Cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra ở Châu Á

​5)Các thành phố lớn của Châu Á phân bố ở những khu vực nào?Vì sao. 6)Dựa vào lược đồ /14;15 phân tích gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ?Thời tiết do gió mùa mang lại vào mỗi mùa là gì

ĐỖ CHÍ DŨNG
17 tháng 10 2020 lúc 15:52

B Tự luận :

1. * Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:
- Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
+ Điểm cực Bắc châu Á là mũi Seliusky, nằm ở vĩ tuyến 77°44' Bắc.
+ Điểm cực Nam châu Á là mũi Piai, nằm ở vĩ tuyến 1°16' Bắc.
- Phía Bắc tiếp giáp với giáp 2 châu lục – Âu và Phi và 3 đại dương lớn: phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương.
- Đây là châu lục rộng nhất thế giới: chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500 km; chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là 9200 km.
* Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

Bình luận (0)
ĐỖ CHÍ DŨNG
17 tháng 10 2020 lúc 15:53

2.

– Khí hậu Châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khia hậu khác nhau: Từ khí hậu cực và cận cực -> khí hậu ôn đới -> khí hậu cận nhiệt -> khí hậu nhiệt đới -> khí hậu xích đạo.
– Nguyên nhân: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.

Bình luận (0)
ĐỖ CHÍ DŨNG
17 tháng 10 2020 lúc 15:53

3.

Đặc điểm sông ngòi châu Á

- Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nít-xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti- gro, Ơ-phrat.

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước:

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

Dựa vào hình 7.2 và 2.1 em hãy cho biết sông Ô-bi chảy theo hướng nào và qua các đới khí hậu nào. Tại sao về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi lại có lũ băng lớn ?

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á:

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,... Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
17 tháng 10 2020 lúc 20:35

1.

Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
17 tháng 10 2020 lúc 20:36

-Châu Á có nhiều kiểu khí hậu và đới khí hậu vì:

+Lãnh thổ trãi dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.

+Mặc khác, ở một số đới lại chia thành nhiều kiểu mà nguyên nhân chính là do lãnh thổ rất rộng ,có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập vào sâu nội địa .

+Ngoài ra, trên các núi và sơn nguyên khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
17 tháng 10 2020 lúc 20:37

- Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nít-xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti- gro, Ơ-phrat.

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước:

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

- Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á:

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,... Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
17 tháng 10 2020 lúc 20:38

4.

- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:

Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.

Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
17 tháng 10 2020 lúc 20:38

5.

- Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung ở khu vưc đồng bằng ven biển, lưu vực các con sông lớn (Bắc Kinh, Thượng Hải, Tô-ky-ô, Mum-bai, Gia-cac-ta...).

- Nguyên nhân: các thành phố lớn ở châu Á thường tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng châu thổ vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống như đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn đới gió mùa hoặc nhiệt đới gió mùa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Lien Nhat
Xem chi tiết
Hue Nguyen Thi
Xem chi tiết
Trần An
Xem chi tiết
Vũ Tuyết Nga
Xem chi tiết
Nguyễn Công Vinh
Xem chi tiết
Hoàng Quảng
Xem chi tiết
Nguyễn Công Vinh
Xem chi tiết
minhtrangchau
Xem chi tiết
Trần An
Xem chi tiết