Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
JUST LIKE IT

ai có đề thi sinh học 7 ko, cho mk xin vs ạ:))))))))))))))

hương phạm
4 tháng 5 2018 lúc 20:46

ĐỀ SỐ 2

TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊMĐỀ THI GIỮA HK2
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Đầu ếch gắn với mình thành một khối thuôn nhọn về phía trước có tác dụng:

a. Giúp ếch đẩy nước khi bơi.
b. Giúp ếch dễ thở khi bơi.
c. Giúp ếch thuận lợi trong động tác nhảy.
d. Giảm sức cản của nước khi bơi.

Câu 2: Các loài chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng là đời sống của nhóm chim:

a. Chim bơi.               b. Chim bay.
c. Chim chạy.             d. Chim sống dưới nước.

Câu 3: Hệ tuần hoàn của thằn lằn có đặc điểm:

a. Tâm thất có vách hụt.
b. Tâm thất có vách hụt, sự pha trộn máu giảm đi.
c. Tâm nhĩ có vách hụt, sự pha trộn máu giảm đi.
d. Tâm thất có 2 vách ngăn hụt, máu ít bị pha hơn.

Câu 4: Thú móng guốc được xếp vào bộ guốc chẵn là:

a. Lợn, bò.            b. Bò, ngựa.          c. Hươu, tê giác.             d. Voi, hươu.

Câu 5: Chim bồ câu, tim có 4 ngăn hoàn chỉnh nên máu trong tim là:

a. Máu không pha trộn.        b. Máu pha trộn.         c. Máu lỏng.           d. Máu đặc.

Câu 6: Đặc điểm cấu tạo chi của Kanguru:

a. Chi có màng bơi.
b. Chi sau lớn khỏe, chi trước biến thành cánh.
c. Chi sau lớn khỏe, chi trước ngắn nhỏ.
d. Chi trước to khỏe, chi sau có màng bơi.

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với lối sống ở nước.

Câu 2: (1,0 điểm) Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.

Câu 3: (2,0 điểm) Lớp chim có vai trò gì đối với tự nhiên và con người?

Câu 4: (3,0 điểm)

a) (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm chung của lớp thú.

b) (1,0 điểm) Dựa vào bộ răng phân biệt 3 bộ thú: Ăn sâu bọ, ăn thịt, gặm nhấm

Đào Lê Xuân Hòa
4 tháng 5 2018 lúc 20:45

Khi nào bạn thi

hương phạm
4 tháng 5 2018 lúc 20:46

ĐỀ SỐ 1

PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS BIÊN GIỚI
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: SINH HỌC LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: 2,0 điểm

Giải thích tại sao trong dạ dày cơ của chim bồ câu, gà thường có các hạt sạn, sỏi?

Câu 2: 4,0 điểm

a/ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẫn trốn kẻ thù?

b/ Tại sao thỏ chạy với tốc độ nhanh (74km/h) trong khi thú ăn thịt chạy không bằng thỏ (64km/h) mà một số trường hợp thỏ lại làm mồi cho thú ăn thịt?

Câu 3: 2,0 điểm

Trình bày đặc điểm chung của lớp chim?

Câu 4: 2,0 điểm

So sánh sự giống nhau và khác nhau của hệ tuần hoàn ở chim bồ câu và thằn lằn?

JUST LIKE IT
4 tháng 5 2018 lúc 20:46

tuần sau bn ạ

hương phạm
4 tháng 5 2018 lúc 20:47

Đáp án đề 2

I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

d

c

b

a

a

c

II. Tự luận: (7,0 điểm)

Câu 1

* Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với lối sống ở nước:

Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí.Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

* Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với lối sống ở cạn:

Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng.Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt.

Câu 2

* Những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.

Thở hoàn toàn bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn.Tim xuất hiện vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nửa (4 ngăn chưa hoàn toàn), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha.Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và hậu môn cùng trực tràng có khả năng hấp thu lại nước.Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.

* Những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

Da khô có vảy sừngCổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ.Màng nhĩ nằm trong hốc taiĐuôi và thân dài, chân ngắn, yếu, có vuốt sắc.

Câu 3

* Vai trò có lợi của lớp chim đối với tự nhiên và con người:

Ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm làm hại nông, lâm ngư nghiệp và gây hại cho ngườiCung cấp thực phẩm, làm cảnh.Làm chăn đệm hoặc làm đồ trang trí.Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch....

* Vai trò có lợi của lớp thú đối với tự nhiên và con người:

Tiêu diệt gặm nhấm gây hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.Cung cấp thực phẩm, sức kéo.Cung cấp nguồn dược liệu quý.Cung cấp nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ có giá trị...

Câu 4

* Đặc điểm chung của lớp thú:

Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhấtCó hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.Có lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hóa.Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt.

* Phân biệt giữa bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt:

Bộ ăn sâu bọ: Mõm dài, răng nhọn, răng hàm có 3,4 mấu nhọn.Bộ gặm nhấm: Răng cửa sắc lớn, có khoảng trống hàm, thiếu răng nanh.Bộ ăn thịt: Bộ răng phân hóa: răng cửa, răng nanh, răng hàm.

* Đặc điểm chung của lớp chim:

Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.Phổi có mạng ống khí. Có túi khí tham gia vào hô hấp.Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt.Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ

* Phân biệt giữa các thú móng guốc dựa vao đặc điểm ngón chân:

Bộ guốc chẵn: Có ngón chân giữa phát triển bằng nhauBộ guốc lẻ: Có ngón chân giữa phát triển hơn cả.Bộ voi: Có 5 ngón, guốc nhỏ
JUST LIKE IT
4 tháng 5 2018 lúc 20:48

ah!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! mk nghĩ là mk cần đề thi cuối học kì II các bn à, ai biết giúp mk với:)))))))))))

khoi my
4 tháng 5 2018 lúc 21:03

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Câu 1. Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A (1,25đ)

Động vật nguyên sinh (A)Đặc điểm (B)

1. Trùng roi

2. Trùng biến hình

3. Trùng giày

4. Trùng kiết lị

5. Trùn sốt rét.

a. Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, kí sinh ở thành ruột.

b. Di chuyển bằng lông bơi, sinh sản theo kiêu phân đôi và tiếp hợp.

c. Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi.

d. Không có bộ phận di chuyển, sinh sản theo kiểu phân đôi.

e. Di chuyển bằng roi, sinh sản theo kiểu phân đôi.

g. Di chuyển bằng chân giả, sống phổ biến ở biển.

Câu 2. Hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái (A, B, C, D) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (2,75đ)

1. Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là:

A. trùng giày, trùng kiết lị.
B. trùng biến hình, trùng sốt rét.
C. trùng sốt rét, trùng kiết lị.
D. trùng roi xanh, trùng giày.

2. Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?

A. Trùng giày.
B. Trùng biến hình.
C. Trùng sốt rét.
D. Trùng roi xanh.

3. Đặc điểm cấu tạo chung của ruột khoang là:

A. cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hóa phân hóa; bắt đầu có hệ tuần hoàn.
B. cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức. Cơ quan tiêu hóa dài từ miệng đến hậu môn.
C. cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.
D. cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có 2 lớp tế bào.

4. Đặc điểm không có ở San hô là:

A. cơ thể đối xứng toả tròn.
B. sống di chuyển thường xuyên.
C. kiểu ruột hình túi.
D. sống tập đoàn.

5. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở Sán lông mà không có ở Sán lá gan và sán dây?

A. Giác bám phát triển.
B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
C. Mắt và lông bơi phát triển.
D. Ruột phân nhánh chưa có hậu môn.

6. Đặc điểm không có ở Sán lá gan là:

A. giác bám phát triển.
B. cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
C. mắt và lông bơi phát triển.
D. ruột phân nhánh chưa có hậu môn.

7. Nơi kí sinh của giun đũa là:

A. ruột non.                               C. ruột thẳng.
B. ruột già.                                D. tá tràng.

8. Các dạng thân mềm nào dưới đây sống ở nước ngọt?

A. Trai, Sò.                                C. Sò, Mực.
B. Trai, ốc sên.                          D. Trai, ốc vặn.

9. Những đặc điểm chỉ có ở mực là:

A. bò chậm chạp, có mai.          C. bơi nhanh, có mai.
B. bò nhanh, có 2 mảnh vỏ.        D. bơi chậm, có 1 mảnh vỏ.

10. Các phần phụ có chức năng giữ và xử lí mồi của tôm sông là:

A. các chân hàm.
B. các chân ngực (càng, chân bò).
C. các chân bơi (chân bụng).
D. tấm lái.

11. Người ta thường câu Tôm sông vào thời gian nào trong ngày?

A. Sáng sớm.                           C. Chập tối.
B. Buổi trưa.                             D. Ban chiều.

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 3. Vì sao nói san hô chủ yếu là có lợi ? Người ta sử dụng cành san hô để làm gì? (1,5đ)

Câu 4. Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất như thế nào? Nêu lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt. (1,5đ)

Câu 5. Cấu tạo của trai thích ứng với lối tự vệ có hiệu quả? (1đ)

Câu 6. Trình bày những đặc điểm về lối sống và cấu tạo ngoài của tôm sông. (2đ)

_ Huyền Anh _♥️
26 tháng 8 2018 lúc 21:01

lên mạng đầy. làm vài hôm


Các câu hỏi tương tự
Hàn Tử
Xem chi tiết
Công chúa Sofia
Xem chi tiết
xuân kim
Xem chi tiết
xuân kim
Xem chi tiết
Xem chi tiết
★ღTrúc Lyღ★
Xem chi tiết
Giang Lê Trà My
Xem chi tiết
NTP-Hoa(#cđln)
Xem chi tiết
nguyễn thị mai hương
Xem chi tiết