4. So sánh vị trí của trạng ngữ trong những cặp câu dưới đây và cho biết vì sao tác giả lựa chọn cách diễn đạt ở câu a1 và câu b1.
a1) Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. (Em bé thông minh)
a2) Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, vua cho thử lại để biết chính xác hơn nữa.
b1) Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ. những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. (Theo Đoàn Minh Tuấn)
b1) Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay đập đờn như đang múa quạt xoè hoa trước đền.
– Trang ngữ ở câu a1) được đặt trước các thành phần chính trong câu còn trạng ngữ ở câu a2) được đặt sau các thành phần chính trong câu.
– Trang ngữ ở câu b1) được đặt trước các thành phần chính trong câu còn trạng ngữ ở câu b2) được đặt sau các thành phần chính trong câu.
→ Tác giả chọn cách diễn đạt ở câu a1 và câu b1 vì muốn đưa bối cảnh của câu lên trước về mục đích, vị trí để người đọc hiểu rõ hơn nội dung chính phía sau.