Hướng dẫn soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - trích

Huỳnh Trung Nguyêna6

2 tìm hiểu văn bản

1 tháng 4 lúc 19:24

a, Lớp kịch gồm mấy cảnh? Hãy tóm tắt nội dung của từng cảnh?

b, Chỉ ra những sự việc, chi tiết bộc lộ tính cách của các nhân vật trong từng cảnh.

c, Qua việc khắc họa những tính cách đó, Mô-li-e muốn bày tỏ quan điểm, thái độ gì ?

d, Tính cách của ông giuốc-đanh được khắc họa ở mỗi cảnh có sự phát triển như thế nào? Ông đã bị lợi dụng ra sao ?

các bạn trả lời ghi rõ ràng ngắn gọn giúp mình nha xin giúp mình! mình cảm ơn các bạn nhìu lắm
Thời Sênh
9 tháng 4 2018 lúc 9:22

Câu 1:
Lớp kịch này được chia làm 2 cảnh:
- Ông Giuốc-Đanh và phó may.
- Ông Giuốc-Đanh và thợ phụ.
Cảnh trước trên sân khấu xuất hiện bốn nhân vật (ông Giuốc đanh và một gia nhân, bác phó may và tay thợ phụ mang bộ lễ phục). Cảnh sau xuất hiện thêm bốn tay thợ phụ nữa.
Câu 2:
Cảnh 1: Ông Giuốc-Đanh và bác phó may:
- Hai nhân vật: - Ông Giuốc-Đanh (trưởng giả, ngu dốt nhưng cố tình muốn trở thành tầng lớp quý tộc).
- Bác phó may (láu cá, ăn bớt tiền của Giuốc-Đanh còn ngụy biện, biến báo, ranh mãnh)
- Bộ lễ phục chật, may hoa ngược, bít tất lụa và đôi giày chật.
=> Ông Giuốc-Đanh là người thích ăn diện, muốn làm sang để tỏ vẻ người quý phái nhưng mê muội, ngu dốt, quê kệch, học đòi làm sang.
Câu 3:
=> Ông Giuốc-Đanh vô cùng háo danh, ưa nịnh, khao khát được làm quý tộc. Còn tay thợ phụ thì ranh mãnh, khéo nịnh hót để moi tiền.
Câu 4:
Sự chênh lệch, mất cân xứng giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên trong và bên ngoài là nguyên tắc cơ bản để nhà văn tạo ra cái hài. Ở lớp kịch này cũng vậy, Mô-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng, bất hoà giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi ở nhân vật ông Giuốc-Đanh, với hàng loạt các tình tiết gây cười,qua đó nhà văn chế giễu thói học đòi làm sang vẫn thường thấy trong xã hội.

Bình luận (0)
TRINH MINH ANH
10 tháng 4 2018 lúc 8:36

c) Mô-li-ê đã châm biếm, giễu cợt và đả kích sự ngu dốt, ngờ nghệch, thói háo danh và vô cùng lố bịch của Giuốc-đanh, điển hình là bọn trưởng giả học làm sang. Tiếng cười trong hài kịch của Mô-li-ê là tiếng cười có giá trị phê phán sâu sắc, mang ý nghĩa xã hội tiến bộ.

d) Ông Giuốc-Đanh vô cùng háo danh, ưa nịnh, khao khát được làm quý tộc. Còn tay thợ phụ thì ranh mãnh, khéo nịnh hót để moi tiền.

P/S: Ngắn gọn, súc tích nhất có thể rồi đấy!:v

Bình luận (0)
Nguyên Mộng Mơ
10 tháng 4 2018 lúc 20:17

lớp kịch gồm 2 cảnh

cảnh 1 đối thoại gữa ông giuốc đanh và bác phó may

cảnh 2 đối thoại giữa ông giuốc đanh và đám thợ phụ

b)tính cách

giuốc đanh:thích ăn diện ,học đòi,nông nổi dễ mắc lừa

bác phó may:xảo quyệt , lợi dụng điểm yếu của người khác để lừa bip

đám thợ phụ: nịnh hót

c)thái độ,quan điểm của mô li e

phê phán thói học đòi làm sang của tầng lớp xã hội pháp

d)canh 1:bộc lộ thói ăn diện học đòi dẽ mắc lừa

cảnh 2:tiếp tục lố bịch hơn nữa khi bị tuột đồ đi lại sân khấu theo điệu nhạc và vung tiền cho đám thợ phụ khi được tăng bốc

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Minh
5 tháng 4 2018 lúc 21:06

lên mạng ms tra :))hihihihihihi

Bình luận (0)
TRINH MINH ANH
10 tháng 4 2018 lúc 8:26

a) - Lớp kịch được chia thành hai cảnh:

+ Cảnh 1: Lời thoại của ông Giuốc- đanh và bác phó may.

+ Cảnh sau: Đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ.

- Số lượng nhân vật xuất hiện trong từng cảnh:

+ Cảnh 1: Sân khấu xuất hiện bốn nhân vật: ông Giuốc- đanh, bác phó may, gia nhân, thợ phụ mang lễ phục.

+ Cảnh 2: Ông Giuốc- đanh, thợ phụ, bốn tên thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc lễ phục.

- Không khí kịch càng về sau càng sôi động, đến cuối cảnh thì không khí hài kịch thực sự náo nhiệt.

b) Những sự việc, chi tiết bộc lộ tính cách của các nhân vật trong từng cảnh:

+ Chuyện về đôi bít tất, chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ rồi tới bộ lễ phục mới với bông hoa ngược.

+ Ông Giuốc- đanh phát hiện ra lỗi trên bộ lễ phục nhưng bác phó may lại lấp liếm chuyện đó: " người quý phái đều mặc như thế này".

+ Vì muốn học làm sang nên ông Giuốc đanh thấy hoàn toàn hợp lý trước ý kiến của bác phó may.

+ Bác phó may xin may hoa xuôi thì bị ông Giuốc đanh từ chối vì sợ làm tuột lỡ cơ hội làm sang.

+ Ông Giuốc đanh phát hiện ra phó may ăn bớt vải nhưng bác thợ phụ hướng đông Giuốc đanh tới bộ lễ phục là ông quên ngay.

+ Bác phó may lại quá tự tin khi mặc đúng cái áo bằng vải ăn bớt của ông Giuốc đanh đến nhà ông.

-> Tính học đòi làm sang không có gì có thể ngăn cản được, giấc mộng mù quáng.

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Huỳnh Thị Kiều My
Xem chi tiết
Lucy Châu
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Nhân
Xem chi tiết
Trang Nguyen
Xem chi tiết
Nguyên Mộng Mơ
Xem chi tiết
khong có
Xem chi tiết
khong có
Xem chi tiết
Linh Bùi
Xem chi tiết