Đề kiểm tra học kì I - Địa lí lớp 10

phan ánh tuyết

1.Trên trái đât có mấy đai khí áp ?

2. Nơi nào trên Trái đất có 6 tháng ngày 6 tháng đêm?

3.Các nước Châu á cứ 4 năm nhuận 1 tháng thù các nước dùng lịch gì ?

4.Nơi nào trên trái đất mưa nhiều là do áp nào ?

5. Gio mùa đông bắc diễn ra ở VN mang tính chất gì ?

6.Nơi nào trên Trái đất chỉ có 1 lần Mặt trời lên thiên đỉnh ?

7. Ngày nào trong năm Mặt trời chiếu vuông góc với xích đạo ?

8. Múi h số 0 đi qua quốc gia nào ?

9. Hiện tượng đứt gãy là gì ?

10. Hiện tượng uốn tiếp là gì ?

11. Phương pháp kí hiệu bản đồ biểu đồ ?

12. Cấu trúc của trái đất là gì ?

13.Bản đồ dùng để làm gì ?

14. Phương pháp kí hiệu bản đồ là gì ?

giúp mình với ạ =(((

Anh Qua
1 tháng 12 2019 lúc 20:35

1. Trên Trái Đất có 7 đai khí áp: đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao chí tuyến, hai đai áp thấp ôn đới và hai đai áp cao cực.

2. Nằm ở 2 cực

3. Lịch âm, dựa theo sự chuyển động Mặt Trăng

5. Tính chất của gió mùa Đông Bắc: Gió mùa Đông Bắc mang theo khối không khí lạnh thổi theo từng đợt. Mỗi đợt gió mùa về gây lạnh từ 3 đến 7 ngày.

6. Các địa điểm nằm trên hai chí tuyến chỉ có một lần Mặt Trời lên thiên đỉnh,đó là ngày 22/6 ở chí tuyến Bắc và 22/12 ở chí tuyến Nam.

7. 22 tháng 6 và 22 tháng 12

8. Anh

9. Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ.

10. Hiện tượng đứt gãy:Tại những vùng đá cứng, lớp đá bị gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau.


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
武术涂上
1 tháng 12 2019 lúc 20:57

1. trên trái đất có 7 đai khí áp.

--4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau.

2. ở hai cực có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.

3. dùng lịch âm ( 4 năm 1 lần).

4. áp thấp (nam bán cầu).

5. tính chất là: một khối khí lạnh thổi từ áp cao về xích đạo.

6. nơi đó nằm trên hai chí tuyến (22/6-chí tuyến bắc 22/12-chí tuyến nam).

7. ngày 21/3; 22/6; 23/9;22/12.

8. Múi h số 0 đi qua nước Anh.

9.hiện tượng đứt gãy là sự vận động kiến tạo theo phương nằm ngang, dịch chuyển vs biên độ lớn.

10. Hiện tượng uốn nếp là sự vận động kiến tạo theo phương nằm ngang, diễn ra ở đá mềm, độ dẻo cao.

11. Phương pháp kí hiệu bản đồ là :

+Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể.

+Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có sự di chuyển theo các tuyến.

+Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố phân tán, lẻ tẻ.

+Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ.

12. Cấu trúc của trái đất là: - vỏ cứng ở bên ngoài. - bao manti ở giữa. - trong cùng là nhân. 13. bản đồ là sự miêu tả khái quát , thu nhỏ của trái đất, theo một tỷ lệ quy ước.

14. Phương pháp kí hiệu bản đồ là thể hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể, thể hiện các đối tượng địa lí có sự di chuyển theo các tuyến, thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố phân tán, lẻ tẻ, thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ...

đó là theo mikbanhqua

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
phan ánh tuyết
Xem chi tiết
Trần Nhật huy
Xem chi tiết
Châu Yumi
Xem chi tiết
tran duc huy
Xem chi tiết
Linh ???
Xem chi tiết
Đặng Thiên Dương
Xem chi tiết
tran duc huy
Xem chi tiết
Nguyễn thương
Xem chi tiết
Nguyễn Danh Hậu
Xem chi tiết