Tại sao ng ta phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện GT đường bộ ? Tìm cách chứng tỏ ng điều khiển PTGT có tốc độ càng lớn thì càng không có đủ tgian cũng như khoảng cách va chạm gây tai nạn giao thông
Camera của một thiết bị "bắn tốc độ" ghi hình được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 10 m là 0, 42s. Nếu tốc độ giới hạn quy định trên làn đường là 70 km/h thì ô tô này có vượt qua tốc độ cho phép hay không
Tại sao ở các tiệm điện lại bán đủ các pin hay ắc quy lớn nhỏ khác nhau?
Người ta thường dùng kính chiếu hậu trên các phương tiện giao thông là loại gương nào sau đây ?
A. Gương lõm, vì gương lõm cho ảnh ảo lớn hơn vật, làm cho người quan sát nhìn rõ vật hơn.
B. Gương lõm vì gương lõm cho ảnh thật lớn hơn vật
C. Gương phảng vì gương phẳng cho hình ảnh của vật bằng đúng kích thước của vật
D. Gương cầu lồi vì gương lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn so với với gương lõm và gương phẳng cùng kích thước
một tấm thép mỏng hình chữ nhật kích thước vừa phải để có thể thuận tiện cho làm thí nghiệm. Bằng các dụng cụ có trong phòng thí nghiệm Vật lý (không có thước cặp). Em hãy nêu một phương án để xác định chính xác độ dày của bể nước
Khi nối một bóng đèn vào các cực của bình ắc quy, đèn sáng. Hỏi khi đó dòng điện có chạy qua bình ắc quy không? Tại sao?
Giả sử nhà em gần đường giao thông có rất nhiều phương tiện qua lại như: xe tải, ôtô , xe máy, … Em hãy chọn phương án chống ô nhiễm tiếng ồn phù hợp nhất.
A. Chuyển nhà ở đi nơi khác
B. Luôn mở cửa cho thông thoáng
C. Trồng cây xanh xung quanh nhà
D. Chặt hết cây xanh xung quanh nhà
Xe lửa là một phương tiện giao thông rất thuận lợi, nhưng nó cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn khi đi qua vùng động dân cư. Để khắc phục tình trạng này một học sinh lớp 7 đã có những đề xuất sau:
Hãy chọn phương án tốn kém và khó thực hiện nhất. Chọn câu trả lời đúng:
A. Dời đường xe lửa ra khỏi khu dân cư.
B. Dời khu dân cư ra khỏi đường xe lửa.
C. Dùng tàu điện ngầm dưới lòng đất.
D. Nâng cao đường ray xe lửa cho xe chạy trên cao.
Bài 1. Tại sao trong các lớp học người ta thường gắn nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn (độ sáng của bóng đèn lớn có thể bằng độ sáng của nhiều bóng đèn nhỏ hợp lại) đặt tại một vị trí bất kỳ trong lớp. Hãy giải thích.
Trong các nhà máy dệt thường có những bộ phận chải các sợi vải. Ở điều kiện bình thường, các sợi vải này dễ bị chập dính vào nhau và bị rối. Giải thích tại sao? Có thể sử dụng biện pháp gì để khác phục hiện tượng bất lợi này?