Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kamato Heiji

 

1.Cho tứ diện đều ABCD . Gọi M , N , P lần lượt là trung điểm của Ab , CB , AD và G là trọng tâm tam giác , tính cos giữa 2 vecto MG và NP

2.Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' . Một đường thẳng \(\Delta\) cắt đường thẳng AA' , BC , C'D' lần lượt tại M,N,P sao cho \(\overrightarrow{NM}=2\overrightarrow{NP}\) . Tính tỉ số \(\dfrac{MA}{MA'}\)

loading...

Nguyễn Việt Lâm
17 tháng 10 lúc 17:16

1. G là trọng tâm tam giác nào em?

2.

Trong mp (ABCD), gọi Q là giao điểm AN và CD \(\Rightarrow Q\in\left(AMN\right)\)

3 mặt phẳng (AMN), (ADD'A'), (DCC'D') cắt nhau theo 3 giao tuyến phân biệt là AM, PQ, DD' nên 3 giao tuyến này song song hoặc đồng quy

Mà \(AM||DD'\) (do M thuộc AA') \(\Rightarrow AM||PQ||DD'\) (1)

\(\overrightarrow{NM}=2\overrightarrow{NP}\Rightarrow P\) là trung điểm NM (2)

(1);(2) \(\Rightarrow PQ\) là đường trung bình tam giác AMN 

\(\Rightarrow PQ=\dfrac{1}{2}AM\) mà \(PQ=DD'=AA'\Rightarrow AM=2AA'\)

\(\Rightarrow\dfrac{MA}{MA'}=2\)

Nguyễn Việt Lâm
17 tháng 10 lúc 17:32

Câu 21 hàm S người ta thiết lập được như sau:

loading...

Theo đề bài thì \(AC=AB=BD=10\)

Kẻ AE và BF vuông góc CD

\(\Rightarrow AE=BF=AC.sin\phi=10sin\phi\)

\(CE=DF=AC.cos\phi=10cos\phi\)

\(\Rightarrow CD=CE+EF+DF=2.10cos\phi+10=20cos\phi+10\)

\(\Rightarrow S=\dfrac{\left(AB+CD\right).AE}{2}=\dfrac{\left(20cos\phi+10+10\right).10sin\phi}{2}=100sin\phi\left(cos\phi+1\right)\)

\(S'=100cos\phi\left(cos\phi+1\right)-100sin\phi.sin\phi\)

\(=100cos\phi\left(cos\phi+1\right)-100sin^2\phi=100cos\phi\left(cos\phi+1\right)-100\left(1-cos^2\phi\right)\)

\(=100cos\phi\left(cos\phi+1\right)-100\left(1-cos\phi\right)\left(1+cos\phi\right)\)

\(=100.\left(1+cos\phi\right)\left[2cos\phi-1\right]\)

\(S'=0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}cos\phi=-1\left(loại\right)\\cos\phi=\dfrac{1}{2}\end{matrix}\right.\) (loại do \(0\le\phi\le\dfrac{\pi}{2}\Rightarrow cos\phi\ge0\))

\(\Rightarrow sin\phi=\dfrac{\sqrt{3}}{2}\)

\(\Rightarrow S=100.\dfrac{\sqrt{3}}{2}\left(\dfrac{1}{2}+1\right)=75\sqrt{3}\)

À quên người ta hỏi góc \(\phi=\dfrac{\pi}{3}\)

Nguyễn Việt Lâm
17 tháng 10 lúc 17:55

1.

Đặt độ dài cạnh tứ diện là a

Qua G kẻ đường thẳng song song NP cắt AD tại E

\(\Rightarrow\) Góc giữa \(\overrightarrow{MG}\) và \(\overrightarrow{NP}\) bằng góc giữa \(\overrightarrow{MG}\) và \(\overrightarrow{GE}\)

\(\Rightarrow cos\left(\overrightarrow{MG};\overrightarrow{NP}\right)=-cos\left(\overrightarrow{GM};\overrightarrow{GE}\right)=-cos\widehat{MGE}\)

\(AN=ND\) (trung tuyến 2 tam giác bằng nhau) \(\Rightarrow\Delta AND\) cân tại N

\(\Rightarrow NP\perp AD\)

\(NP=\sqrt{ND^2-DP^2}=\sqrt{\left(\dfrac{a\sqrt{3}}{2}\right)^2-\left(\dfrac{a}{2}\right)^2}=\dfrac{a\sqrt{2}}{2}\)

Talet: \(\dfrac{GE}{NP}=\dfrac{DG}{DN}=\dfrac{2}{3}\Rightarrow GE=\dfrac{2}{3}NP=\dfrac{a\sqrt{2}}{3}\)

G là trọng tâm BCD \(\Rightarrow AG\perp\left(BCD\right)\Rightarrow\Delta ABG\) vuông tại G

\(\Rightarrow GM=\dfrac{1}{2}AB=\dfrac{a}{2}\) (trung tuyến ứng với cạnh huyền)

\(AE=AD-DE=a+\dfrac{2}{3}.\left(\dfrac{a}{2}\right)=\dfrac{2a}{3}\)

Định lý hàm cos:

\(ME=\sqrt{AM^2+AE^2-2AM.AE.cos60^0}=\dfrac{\sqrt{13}}{6}\)

\(\Rightarrow cos\left(\overrightarrow{MG};\overrightarrow{NP}\right)=-cos\widehat{MGE}=-\dfrac{MG^2+GE^2-ME^2}{2MG.GE}=-\dfrac{\sqrt{2}}{6}\)

Nguyễn Việt Lâm
17 tháng 10 lúc 17:55

loading...


Các câu hỏi tương tự
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết