Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 2000

lưu hương

16.Chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp-Nhật đã dẫn đến hậu quả...............................

17. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đã xác định
mục tiêu đấu tranh trước mắt là……………………………...................................................................
18. Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần VI ( Tháng 11-1939) đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu
…………………………………………………………………………………………………………
19. Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần VI ( Tháng 11-1939) đã chủ trương thành lập
…………………………………………………………………………………………………………..
20. Nghị quyết của Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng tháng 11-1939 đánh dấu
…………………………………………………………………………………………………………..
21. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt
của cách mạng là ……………………………………………………………………………………….
22. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thành lập
……………………………………………………………………………………………………………
23. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở
nước ta là ……………………………………………………………………………………………
24. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa quan trọng vì đã
…………………………………….……………………………………………………………………
25. …………………………………………………. là căn cứ địa đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
26. Ngày 9-3-1945, trước tình hình quân Đồng Minh giành thắng lợi ở Thái Bình Dương, Nhật đã tiến
hành ……………..……………………………………………………

27. Ngày 12-3-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị …………………………………..
28. Bản chỉ thị của Trung Ương Đảng(Ngày 12-3-1945) đã xác định kẻ chù chính của nhân dân Đông
Dương lúc này là ………………………………………………………………………………………..
29. Hội nghị Trung ương Đảng ( Ngày 12-3-1945) đã quyết định phát động …………………………...
30.Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 là ……………………………....
31. Sự kiện mở đầu cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945 là
……………………………………………………………………………………………………………

Thảo Phương
27 tháng 4 2020 lúc 20:42

16.Chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp-Nhật đã dẫn đến hậu quả mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật – Pháp sâu sắc

17. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đã xác định mục tiêu đấu tranh trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai,giải phóng các dân tộc ở Đông Dương,làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập
18. Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần VI ( Tháng 11-1939) đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân đế quốc và địa chủ, phản bội quyền lợi dân tộc, chông tô cao, lãi nặng
19. Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần VI ( Tháng 11-1939) đã chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương, nhằm liên hiệp các lực lượng dân chủ và tiến bộ
20. Nghị quyết của Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng tháng 11-1939 đánh dấu sự trưởng thành của Đảng, cụ thể hóa đường lối cứu nước.
21. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt
của cách mạng là giải phóng dân tộc.
22. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh
23. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

24. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa quan trọng vì đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược và sách lược đề ra từ Hội nghị Trung ương (11/1939)
25 Vùng Bắc Sơn – Võ Nhai là căn cứ địa đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
26. Ngày 9-3-1945, trước tình hình quân Đồng Minh giành thắng lợi ở Thái Bình Dương, Nhật đã tiến hành cuộc đảo chính hất cẳng Pháp

27. Ngày 12-3-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
28. Bản chỉ thị của Trung Ương Đảng(Ngày 12-3-1945) đã xác định kẻ chù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật

29. Hội nghị Trung ương Đảng ( Ngày 12-3-1945) đã quyết định phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa
30.Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 là sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật.
31. Sự kiện mở đầu cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945 là ngày 16/8/1945, Võ Nguyên Giáp dẫn đầu một đơn vị Giải phóng quân, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng xã Thái Nguyên

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TrầnThư
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lưu hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
Huong Hoang
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
TrầnThư
Xem chi tiết
lưu hương
Xem chi tiết
TrầnThư
Xem chi tiết